LỜI NÓI ĐẦU

Lò hơi là thiết bị chịu áp lực cao, nguy hiểm, dễ gây cháy nổ trong nhà máy vì thế kiểm định an toàn lò hơi là điều kiện bắt buộc của cơ quan nhà nước trước khi đem lò hơi đi vận hành. Vậy kiểm định là gì? Các lợi ích khi thực hiện kiểm định củng như các quy trình, quy định, tiêu chuẩn áp dụng khi thực hiện kiểm định...chúng ta tìm hểu trong bài viết này.

Kiểm định thân lò hơi

Kiểm định thân lò hơi

1. KIỂM ĐỊNH LÀ GÌ? VÌ SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH VÀ CÁC LỢI ÍCH KHI KIỂM ĐỊNH LÒ HƠI.

Trước tiên đi vào câu hỏi: Kiểm định là gì? tại sao phải kiểm định lò hơi? Thì chúng ta cần phải đi tìm hiểu lò hơi là gì trước đã?

Lò hơi là thiết bị công nghiệp giúp chuyển đổi nước thành hơi nước nhằm cung cấp nhiệt, áp suất cho khu công nghiệp, nhà máy thực Phẩm & Đồ Uống, Giấy, Hóa Chất, Dệt nhuộm, Thức ăn chăn nuôi.

>>>>> Xem thêm về: Các loại lò hơi phổ biến trong công nghiệp.

1.1 Kiểm định lò hơi (Nồi hơi) là gì?

Kiểm định nồi hơi (kiểm định lò hơi) là việc kiểm tra, đánh giá tính phù hợp về mặt kỹ thuật, điều kiện vận hành, quy trình bảo dưỡng đúng với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của nhà nước sở tại hay không, Khi nồi hơi phù hơp yêu cầu thì kiểm định viên sẽ thực hiện dán tem kiểm định, cung cấp biên bản kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định cho đơn vị sử dụng.

Kiểm định mối hàn chịu áp suất cao của lò hơi

Kiểm định mối hàn chịu áp suất cao của lò hơi

1.2 Vì sao phải kiểm định lò hơi và các lợi ích khi kiểm định lò hơi.

Tất cả các đơn vị sử dụng lò hơi tại Việt Nam có áp suất trên 0.7bar, nhiệt độ trên 115◦C thì phải kiểm định tính an toàn của lò hơi trước khi đem lò hơi vào vận hành, bởi vì kiểm định an toàn lò hơi là yêu cầu bắt buộc của Bộ Lao Động, theo thông tư số: 53/2016/TT-BLĐTBXH

Các lợi ích khi thực hiện kiểm định lò hơi.

  • Kiểm định lò hơi giúp chúng ta xác định các lỗi, các khuyết tật của lò hơi, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo TCVN7704-2010
  • Kiểm định giúp đơn vị sử dụng lò hơi đảm bảo được quy trình chế tạo, quy trình bảo trì bảo dưỡng, quy trình vận hành lò hơu chuẩn, hạn chế không xảy ra sự cố nổ lò hơi.
  • Kiểm định giúp người đại diện pháp luật tránh được các rủi ro pháp lý khi xảy cháy nổ lò hơi.
  • Ngoài ra kiểm định còn là cơ sở pháp lý giúp bảo hiểm căn cứ đền bù thiệt hại khi nổ lò hơi.
  • >>>>> Xem thêm về: Lò hơi tầng sôi tiết kiệm nhiên liệu.

Kiểm định lò hơi

Kiểm định lò hơi

2. CÁC QUY ĐỊNH VỀ KIỂM ĐỊNH LÒ HƠI, NỒI HƠI CÔNG NGHIỆP.

2.1 Đối tượng phải thực hiện kiểm định trong nghành lò hơi.

Các thiết bị liên quan đến áp lực bắt buộc phải điểm định bao gồm:

  • Các thiết bị chịu áp lực từ 0.7 Bar trở lên phải được tiến hành kiểm định theo TCVN 7704-2010
  • Các thiết bị có nhiệt độ môi chất lớn hơn 115 ◦C

2.2 Thời gian, thời hạn kiểm định lò hơi là bao lâu.

Thời gian, thời hạn kiểm định lò hơi (Theo quy định tại thông tư 54/2016/TT-BLĐTBXH) thì có 3 trường hợp bắt buộc phải kiểm định như sau:

  • Kiểm định lần đầu: sau khi chế tạo, lắp đặt lò hơi mới thì lò hơi phải được kiểm định trước khi đem vào vận hành.
  • Kiểm định định kỳ: Trong quá trình sử dụng lò hơi được kiểm định an toàn 2 năm/lần, đối với nồi hơi, nồi đun nước nóng đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
  • Kiểm định bất thường: Khi có thay đổi về vị trí lắp đặt hoặc sau khi thay thế, sữa chữa lò hơi hoặc lò hơi có thời gian ngưng sử dụng trên 1 năm thì bắt buộc phải kiểm định lại theo TCVN7704-2010

Ngoài ra, lò hơi còn được kiểm định trong các trường hợp như sau:

  •   Kiểm định lò hơi trước khi xuất xưởng
  •   Kiểm định lò hơi xuất khẩu, nhập khẩu.

Kiểm định lò hơi mới chế tạo

Kiểm định lò hơi mới chế tạo

Kiểm định lò hơi định kỳ

Kiểm định lò hơi định kỳ

Kiểm định lò hơi khi sữa chữa

Kiểm định lò hơi khi sữa chữa

2.3 Điều kiện cần thiết để được kiểm định lò hơi.

Khi tiến hành kiểm định, phải đảm bảo các điều kiện sau:

  • Nồi hơi phải ở trạng thái sẵn sàng đưa vào kiểm định.
  • Hồ sơ lý lịch lò hơi, tài liệu của nồi hơi và nồi đun nước nóng phải đầy đủ.
  • Các yếu tố môi trường, thời tiết không làm ảnh hưởng tới kết quả kiểm định.
  • Các điều kiện về an toàn vệ sinh lao động phải đáp ứng để kiểm định nồi hơi, nồi đun nước nóng.

Kiểm định bình góp hơi

Kiểm định bình góp hơi

2.4 Các thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về kiểm định lò hơi cần nắm.

Các Các thông tư, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định áp dụng trong việc kiểm định an toàn nồi hơi được nhà nước quy định bao gồm:

  • QTKĐ 01:2016/BLĐTBXH: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn nồi hơi và nồi đun nước nóng có nhiệt độ môi chất trên 115 độ C, áp suất trên 0.7 Bar.

  • QCVN 01:2008/BLĐTBXH: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực.

Quy định về an toàn lao động trong thiết kế, chế tạo, xuất nhập khẩu, mua bán, lắp đặt, sửa chữa, sử dụng, kiểm định, thanh tra, điều tra sự cố và quản lý người vận hành đối với các nồi hơi và bình chịu áp lực có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc nhiệt độ môi chất lớn hơn 115°C.

Quy chuẩn này không áp dụng cho các nồi hơi đặt trên tàu thuỷ, nồi hơi sử dụng năng lượng hạt nhân hoặc mặt trời, các bình không làm bằng kim loại hoặc có dung tích nhỏ hơn 25 lít."

  • TCVN 7704:2010: Nồi hơi: Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa các loại nồi hơi có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các nồi hơi có dung tích nhỏ hơn 25 lít hoặc có tích số giữa dung tích và áp suất nhỏ hơn 200."

  • TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992): Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước).

Quy định các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế, chế tạo và thử nghiệm các loại nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước) có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar."

  • TCVN 6008-2010: Thiết bị áp lực - Mối hàn. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.

Tiêu chuẩn này đưa ra các quy định yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra cho các mối hàn của thiết bị áp lực (bao gồm nồi hơi và bình chịu áp lực) có áp suất làm việc cao hơn 0,7 bar hoặc nhiệt độ môi chất lớn hơn 115°C.

Ngoài ra, đơn vị đánh giá, thực hiện việc kiếm định có thế áp dụng các quy chuẩn từ nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định tại Việt Nam."

>>>>> Xem thêm về: Lò hơi biomass là gì? Mà khiến cả thế giới đang chuyển đổi về loại lò hơi này.

Bảo dưỡng lò hơi định kỳ

Bảo dưỡng lò hơi định kỳ

3. CÁC QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH LÒ HƠI, NỒI HƠI CÔNG NGHIỆP.

Quy trình kiểm định lò hơi bao gồm 6 bước như sau:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật

  • Đầu tiên: Bên kiểm định sẽ xem xét hồ sơ kỹ thuật của nồi hơi để tìm hiểu về các thông số kỹ thuật của nó, bao gồm thiết kế, vật liệu, công suất, áp suất làm việc, tuổi thọ và các thông số khác.
  • Kiểm tra nhật ký vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa nồi hơi.

Bước 2: Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong nồi hơi

  • Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại, các biến dạng hình học do biến đổi nhiệt hoặc cơ khí.
  • Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt lò hơi.
  • Kiểm tra hệ thống nước cấp, xã đáy nồi hơi, hệ thống trao đổi nhiệt, hệ thống xử lý khói thải lò hơi.
  • Kiểm tra khuyết tật trên kim loại và mối hàn bằng phương pháp không phá hủy.
  • Các chi tiết kết nối, thiết bị bảo vệ phải được kiểm tra theo TCVN 7704:2010, đảm bảo không có các vết nứt, phồng, móp, biến dạng, bị ăn mòn quá quy định ở các bộ phận chịu áp lực và ở các mối hàn, mối nối bên ngoài lò hơi.

Kiểm tra bên ngoài lò hơi

Kiểm tra bên ngoài lò hơi

Bước 3: Thử nghiệm áp suất (Text áp suât Lò hơi)

  • Sau khi kiểm tra thực tế nồi hơi, nhà kiểm định sẽ thực hiện các thử nghiệm áp suất (Với áp suất thử bằng 1.5 lần áp suất làm việc (Theo TCVN 7704:2010).

       Lưu ý:

  • Việc thử nghiệm áp suất bao gồm thử áp suất nước, thử áp suất khí thì thời hạn thử không quá 6 năm/1 lần (Theo TCVN 7704:2010).
  • Lò hơi hoặc nồi đun nước nóng được miễn thử bền khi kiểm định lần đầu nếu thời gian thử xuất xưởng không quá 24 tháng, được bảo quản tốt (Theo TCVN 7704:2010).

Thử áp suất lò hơi

Thử áp suất lò hơi

Bước 4: Kiểm tra các cơ cấu an toàn, thiết bị bảo vệ, đo kiểm

Các cơ cấu bảo vệ an toàn, các thiết bị đo lường gắn trên nồi hơi phải được tháo ra và kiểm định khi kiểm định nồi hơi:

Các thiết bị gắn trên lò hơi cần phải kiểm định bao gồm:

  • Kiểm định van an toàn.
  • Kiểm định Áp kế.
  • Kiểm định thiết bị đo mức.
  • Kiểm định Rơ le nhiệt độ, áp suất.
  • Kiểm định hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị.

.Kiểm định các thiết bị chịu áp của lò hơi

Kiểm định các thiết bị chịu áp của lò hơi

Bước 5: Kiểm tra vận hành lò hơi

  • Kiểm tra các điều kiện có thể đưa lò hơi, nồi đun nước nóng vào vận hành.
  • Kiểm tra tình trạng làm việc của lò hơi, nồi đun nước nóng và các phụ kiện đi kèm về thời hạn Kiểm định, khả năng làm việc.
  • Khi lò hơi, nồi đun nước nóng làm việc ổn định, tiến hành nâng áp suất để kiểm tra và hiệu chỉnh áp suất làm việc của van an toàn, thực hiện niêm chì van an toàn (Áp suất đặt của van an toàn không vượt quá 1,1 lần áp suất làm việc cao nhất cho phép của lò hơi, nồi đun nước nóng).

Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định

Thành phần tham gia ký kết biên bản kiểm định bao gồm: Đại diện hợp pháp bên đơn vị sử dụng lò hơi và bên điểm định, kiểm định viên

Khi có kết quả kiểm định và lập biên bản ký kết thì có 2 trường hợp xảy ra:

  •  Nếu kết quả kiểm định đạt: Kiểm định viên sẽ thực hiện dán tem kiểm định, ghi tóm tắt kết quả kiểm định lên cuốn lý lịch lò hơi, cung cấp biên bản kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định cho đơn vị sử dụng.
  •  Nếu kết quả không đạt yêu cầu khi kiểm định: Kiểm định viên sẽ tiến hành lập biên bản kiểm định ghi rõ lý do nồi hơi không đạt yêu cầu kiểm định, kiến nghị cơ sở khắc phục và thời hạn khắc phục để tiến hành kiểm định lại.

4. ĐƠN GIÁ KIỂM ĐỊNH LÒ HƠI, NỒI HƠI CÔNG NGHIỆP.

Bảng giá kiểm định lò hơi

Bảng giá kiểm định lò hơi

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

scrolltop