Lời nói đầu

Bộ hâm nước là bộ tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả nhất bởi vì nước cấp lò hơi sau khi nhận nhiệt từ khói thải chúng được truyền trực tiếp vào bên trong bao hơi để thực hiện quá trình sinh hơi, tạo ra hơi bảo hoà. Chính vì thế trong lò hơi công nghiệp có công suất 2 tấn/h trở lên nên thiết kế bộ hâm nước.

>>>>> Tìm hiểu về: các loại lò hơi cần phải lắp bộ hâm nước

1. BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI (ECONOMIZER) LÀ GÌ?

Bộ hâm nước là một thiết bị trao đổi nhiệt dùng để tận dụng nhiệt của khói thải lò hơi, bộ hâm nước có tên tiếng anh economizer, chúng có nhiệm vụ thu hồi nhiệt khói thải truyền dẫn cho nước cấp lò hơi, nhằm mục đích tiết kiệm nhiên liệu.

bo-ham-nuoc-lo-hoi-economizer

BỘ HÂM NƯỚC ECONOMIZER

2. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI (ECONOMIZER)

Nguyên lý hoạt động của bộ hâm nước là quá trình khói thải lò hơi đi bên ngoài dàn ống gia nhiệt, còn nước cấp lò hơi đi bên trong ống, khói thải lò hơi và nước cấp lò hơi thực hiện quá trình trao đổi nhiệt gián tiếp thông qua ống gia nhiệt. Như vậy một phần nhiệt trong khói thải được thu hồi lại bởi nước cấp lò hơi.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI (ECONOMIZER)

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI (ECONOMIZER)

3. CẤU TẠO BỘ HÂM NƯỚC (ECONOMIZER)

Cấu tạo bộ hâm nước khá đơn giãn chúng có 4 bộ phận như sau:

3.1 Võ bộ hâm nước

Võ bộ hâm nước được làm từ thép SS400, CT3... bên ngoài chúng được bao bọc bởi bông rockwool và tole mạ màu giúp tránh thất thoát nhiệt ra môi trường.

3.2 Giàn ống gia nhiệt bộ hâm nước.

Ống gia nhiệt bộ hâm nước có thể được làm bằng gang xám, thép ống chịu nhiệt hoặc có thể là inox, bên ngoài ống được gắn các lá cánh hấp thụ nhiệt hoăc không tuỳ vào công suất lò hơi.

3.3 Hệ thống van Bypass của bộ hâm nước.

Bộ hâm nước bắt buộc phải có bộ van baypass này, chúng giúp lò hơi hoạt động liên tục, không bị gián đoạn khi bảo trì, bảo dưỡng lò hơi.

Ngoài ra bộ van bypass trong bộ hâm nước lò hơi giúp kiểm soát nhiệt độ bộ hâm nước, chúng giúp bộ hâm nước không bị quá áp suất. Nếu các bạn muốn hiểu rõ hơn nữa xin vui lòng xem video sau:

>>>>>>Video: Nguyên lý làm việc của bộ hâm nước.

3.4 Hệ thống van an toàn và đồng hồ hiển thị nhiệt độ, áp suất.

Trong một số trường hợp bộ hâm nước có thể bị nén và áp suất tăng cao gây nguy hiểm, chính vì thế rất cần có bộ van an toàn chống hiện tượng bộ hâm nước quá áp.

Một hệ thống bộ hâm nước đầy đủ bắt buộc phải có hệ thống đồng hồ đo nhiệt độ nước cấp, nhiệt độ khí thải lò hơi trước và sau khi đi qua bộ hâm nước nhằm kiểm soát mức độ hiệu quả của bộ hâm nước. Đối với những lò hơi hiện đại còn có thêm cảm biến nhiệt độ giúp hệ thống Scada thu thập nhiệt độ nước cấp, nhiệt độ khói thải trước và sau khi qua bộ hâm nước để đem về hiển thị trên màn hình máy tính. Điều này giúp người vận hành quan sát và hiệu chỉnh bộ hâm nước hoạt động tốt hơn.

Ngoài ra trong bộ hâm nước sôi có công suất lớn người ta còn lắp thêm cảm biến áp suất nhằm điều khiển bộ van điện từ ở cụm bypass giúp bộ hâm nước không bị quá áp suất, quá nhiệt độ theo thiết kế.

>>>>> Xem thêm: Nguyên lý, cấu tạo và phân loại bộ sấy không khí lò hơi

>>>>> Tìm hiểu thêm về: Các thiết bị tiết kiệm năng lượng khác.

TÍNH TOÁN NHIỆT CHO BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI BẰNG PHẦN MỀM CHUYÊN DỤNG

TÍNH TOÁN NHIỆT CHO BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI BẰNG PHẦN MỀM CHUYÊN DỤNG

BỘ HÂM NƯỚC LẮP CHO LÒ HƠI CÔNG NGHIỆP

BỘ HÂM NƯỚC LẮP CHO LÒ HƠI CÔNG NGHIỆP

4. PHÂN LOẠI BỘ HÂM NƯỚC (ECONOMIZER)

Bô hâm nước lò hơi (Economizer) có 7 loại sau:

4.1 Bộ hâm nước lò hơi kiểu sôi

Bộ hâm nước kiểu sôi là bộ hâm nước sau khi gia nhiệt nước cấp lò hơi bằng nhiệt khói thải thì nước cấp lò hơi sau khi ra khỏi bộ hâm đạt đến trạng thái sôi, độ sôi có thể đạt đến 30% ÷ 40% tuỳ thuộc vào từng loại lò hơi.

Tuỳ vào công suất lò hơi thì bộ hâm nước kiểu sôi được làm bằng ống chịu nhiệt A106, đường kính Ø42, Ø49, Ø60, Ø76, Ø90, thông thường thì chúng có gắn thêm cánh tản nhiệt giúp bộ hâm nước hoạt động hiệu quả hơn.

BỘ HÂM NƯỚC KIỂU SÔI

BỘ HÂM NƯỚC KIỂU SÔI

4.2 Bộ hâm nước lò hơi kiểu chưa sôi

Bộ hâm nước kiểu chưa sôi là bộ hâm nước sau khi gia nhiệt nước cấp lò hơi bằng nhiệt khói thải thì nước cấp lò hơi ra khỏi bộ hâm chưa đạt đến trạng thái sôi, nhiệt độ nước sau khi ra khỏi bộ hâm nước rời vào khoảng 70◦C ÷ 80◦C.

Bộ hâm nước kiểu sôi được chế tạo đa dạng hơn, chúng được làm có thể bằng gang, bằng thép, bằng inox và có thể có cánh tản nhiệt hoặc không có cánh tản nhiệt tuỳ vào công suất để phù hợp hơn về mặt kinh tế.

BỘ HÂM NƯỚC KIỂU CHƯA SÔI

BỘ HÂM NƯỚC KIỂU CHƯA SÔI

4.3 Bộ hâm nước lò hơi bằng gang

Bộ hâm nước ống gang gồm các ống đúc bằng gang dẻo có đường kính Ø60, Ø76, Ø90 mm, chiều dài từ 1,2m-3m, chúng được nối với nhau bằng các co 180◦, các loại co này có mặt bích lắp ráp vào thân bộ hâm nước bằng bu lông nên lắp đặt rất dễ dàng.

Ưu điểm, nhược điểm của bộ hâm nước lò hơi bằng gang:

Ưu điểm của bộ hâm nước bằng gang:

  • Chịu được sự mài mòn của các nhiên liệu có độ tro lớn, chứa nhiều silic liên quan đến trấu như: trấu xay, trấu rời, viên nén trấu, củi trấu…
  • Chịu sự ăn mòn của axít nên thích hợp cho các nhiên liệu có chứa Axít, chứa nhiều lưu huỳnh như: Lò hơi than đá, Lò hơi võ điều…

Nhược điểm của bộ hâm nước bằng gang:

  • Bộ hâm nước bằng gang có hiệu quả và tốc độ truyền nhiệt chậm hơn bộ hâm nước bằng thép và bằng inox
  • Bộ hâm nước bằng gang có khả chịu lực kém, giòn dễ vỡ nên tránh các hiện tượng va chạm mạnh.
  • Bộ hâm nước bằng gang dễ bị đọng tro và khó bảo trì, bảo dưỡng.

>>>>>> Xem thêm: Nguyên lý, cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng bộ hâm nước bằng gang

BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI BẰNG GANG

BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI BẰNG GANG

4.4 Bộ hâm nước bằng ống thép chịu nhiệt A106, inox201, inox 304, inox 316

Bộ hâm nước ống thép, ống inox là dạng bộ hâm nước giàn ống trao đổi nhiệt được làm bằng thép chịu nhiệt A106 hoặc inox201, inox 304, inox 316, thông thường chúng có đường kính từ Ø42mm-Ø90mm, trong một số trường hợp bên ngoài ống còn được bố trí các lá thép để tăng diện tích trao đổi nhiệt và các ống trao đổi nhiệt của bộ hâm nước được bố trí so le dể tăng khả năng tiếp xúc với khói nóng của lò hơi.

Ưu điểm, nhược điểm của bộ hâm nước lò hơi ống thép chịu nhiệt A106, inox201, inox 304, inox 316:

Ưu điểm của bộ hâm nước ống thép chịu nhiệt A106, inox201, inox 304, inox 316:

  • Hiệu quả và tốc độ truyền nhiệt lớn.
  • Linh hoạt trong quá trình thiết kế, chế tạo.
  • Dễ dàng vệ sinh và ít đọng tro bụi ở bên trong bộ hâm nước.

Nhược điểm của bộ hâm nước bằng thép:

  • Khả năng chịu mài mòn do tro bụi, axít có nguồn gốc từ nhiên liệu chứa nhiều lưu huỳnh là không cao.
  • Chi phí đầu tư lớn đặc biệt là đối với các loại bộ hâm nước có gắn cánh hấp thụ nhiệt.

>>>>>> Xem thêm: Nguyên lý, cấu tạo, ưu nhược điểm và ứng dụng bộ hâm nước bằng thép

BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI BẰNG THÉP CHỊU NHIỆT A106 GrB

BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI BẰNG THÉP CHỊU NHIỆT A106 GrB

BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI BẰNG INOX

BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI BẰNG INOX

4.5 Bộ hâm nước lò hơi dạng tuần hoàn

Bộ hâm nước tuần hoàn là bộ hâm nước dùng 1 hệ thống bơm tuần hoàn (độc lập với bơm cấp nước lò hơi), chúng lấy nước từ bồn chứa nước lò hơi cấp vào bộ hâm nước để thực hiện quá trình gia nhiệt nước bằng khói thải, nước sau khi ra khỏi bộ hâm nước được dẫn trở lại bồn chứa nước lò hơi, tạo thành một vòng khép kín, tuần hoàn.

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI DẠNG TUẦN HOÀN

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI DẠNG TUẦN HOÀN

Ưu điểm của bộ hâm nước dạng tuần hoàn

  • Bộ hâm nước dạng tuần hoàn dễ kiểm soát nhiệt độ nước thông qua việc điều chỉnh bơm tuần hoàn.
  • Khả năng tận dụng nhiệt khói thải cao do lưu lượng nước cấp vào bộ hâm nước lớn, chúng lớn hơn nhiều so với lưu lượng nước cấp vào lò hơi.

Nhược điểm của bộ hâm nước dạng trực tiếp

  • Thất thoát nhiệt ra môi trường lớn do nước ra khỏi bộ hâm nước được hồi về bồn chứa lò hơi gây thất thoát nhiệt.
  • Phát sinh thêm 1 cụm bơm tuần hoàn.
  • Bơm cấp nước lò hơi cần phải là bơm nước nóng, bơm chịu nhiệt.
  • Tốc độ hấp thụ nhiệt khói thải thấp do nhiệt độ nước cấp vào bô hâm nước có nhiệt độ khá cao.

4.6 Bộ hâm nước lò hơi dạng trực tiếp (không tuần hoàn)

Bộ hâm nước lò hơi dạng trực tiếp là bộ hâm nước dùng chính bơm cấp nước lò hơi để lấy nước từ bồn chứa đem vào bộ hâm nước, tại đây bộ hâm nước thực hiện quá trình gia nhiệt nước bằng khói thải lò hơi và nước sau khi ra khỏi bộ hâm thì được cấp thẳng vào lò hơi để kết thúc việc tận dụng nhiệt khói thải.

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI DẠNG TRỰC TIẾP (DẠNG KHÔNGTUẦN HOÀN)

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI DẠNG TRỰC TIẾP (DẠNG KHÔNGTUẦN HOÀN)

Đặc điểm của bộ hâm nước trực tiếp là nước cấp lò hơi chỉ được gia nhiệt đúng 1 lần duy nhất rồi được cấp thẳng vào bên trong thân lò. Bộ hâm nước dạng trực tiếp chứa nhiều ưu điểm nhưng cũng chứa nhiều nhược điểm trong đó.

Ưu điểm của bộ hâm nước dạng trực tiếp.

  • Ít thất thoát nhiệt ra môi trường do nước cấp lò hơi không cần phải lưu trử mà chúng được cấp thẳng vào lò hơi.
  • Tiết kiệm được 1 cụm bơm tuần hoàn do chúng sử dụng trực tiếp bơm cấp nước lò hơi.
  • Bơm cấp nước lò hơi không cần phải bơm nước nóng hay bơm chịu nhiệt.
  • Tốc dộ truyền nhiệt cao do nhiệt độ nước cấp vào bộ hâm nước là nhiệt độ môi trường.

Nhược điểm của bộ hâm nước dạng trực tiếp

  • Bộ hâm nước dạng trực tiếp kiểm soát nhiệt độ nước khó hơn bộ hâm nước tuần hoàn.
  • Khả năng tận dụng nhiệt khói thải không cao do bị hạn chế lưu lượng nước cấp vào bộ hâm nước.

4.7 Bộ hâm nước dạng tấm, dạng vách

Bộ hâm nước dạng tấm, dạng vách là bộ hâm nước có giàn trao đổi nhiệt dưới dạng tấm, dạng vách bằng kim loại, thông thường thì chúng được làm bằng inox304, inox316.

Ưu điểm của bộ hâm nước dạng tấm, dạng vách

  • Bộ hâm nước dạng tấm, vách có hệ số trao đổi nhiệt cao, khả năng truyền nhiệt là tốt nhất trong các loại bộ hâm nước, ngoài ra bộ hâm nước dạng vách, dạng tấm ít đọng tro bụi, dễ dàng vệ sinh.
  • Bộ hâm nước dạng tấm, vách ít bị mài mòn do vận tốc nước khá thấp

Nhược điểm của bộ hâm nước dạng tấm, dạng vách

  • Bộ hâm nước dạng tấm, vách có giá thành cao, do cấu tạo phức tạp, khó bảo trì, bảo dưỡng trong quá trình sử dụng.
  • Bộ hâm nước dạng tấm, vách cần phải nước cấp lò hơi đạt chuẩn nước Ro để tránh hiện tượng đóng cáu cặn.
  • Nói chung bộ hâm nước dạng vách, dạng tấm rất ít sử dụng trong thực tế do chi phí đầu tư lớn, bảo trì, bảo dưỡng khó khăn.

BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI DẠNG VÁCH, DẠNG TẤM

BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI DẠNG VÁCH, DẠNG TẤM

5. NHỮNG LỢI ÍCH MÀ BỘ HÂM NƯỚC MANG LẠI

Việc sử dụng bộ hâm nước lò hơi giúp giảm 10% đến 15% chi phí nhiên liệu đốt lò hơi.

Bộ hâm nước lò hơi, nồi hơi giúp giảm được15◦C-20◦C nhiệt khói thải lò hơi.

Bộ hâm nước lò hơi, nồi hơi làm tăng tốc độ sinh hơi của lò hơi.

>>>>>>Xem thêm: Tiêu chuẩn cấp nước lò hơi

6. LẮP ĐẶT BỘ HÂM NƯỚC Ở ĐÂU TRONG HỆ THỐNG LÒ HƠI

Nhiều bạn hay băn khoan hỏi bộ hâm nước nằm ở đâu trong lò hơi? Bô hâm nước lắp ở đâu trong lò hơi? bộ hâm nước lắp như thế nào? Vậy Dim Boiler xin được trả lời như sau:

Trong hệ thống lò hơi, bộ hâm nước được lắp đặt trên đường khói thải lò hơi để hứng nhiệt khói thải lò hơi và tất nhiên bộ hâm nước được lắp ngay sau khi khói thải vừa mới ra khỏi thân lò hơi là tốt nhất, vì lúc đó khói thải lò hơi có nhiệt độ cao nhất. Ngoài ra chúng ta cần lưu ý nữa là bộ hâm nước phải được lắp sau bơm và trước cụm van để cấp nước vào lò hơi.

Các lưu ý khi lắp bộ hâm nước cần phải nắm:

Vị trí của bộ hâm nước phải đảm bảo rằng nước cấp lò hơi hấp thụ được nhiệt khói thải lò hơi lớn nhất.

Lắp đặt của bộ hâm nước cần được lắp đặt sao cho thuận tiện cho việc bảo dưỡng, vệ sinh, việc kiểm tra áp suất, nhiệt độ và làm sạch các bộ phận cần thiết.

Lắp đặt bộ hâm nước phải có hệ thống van an toàn để chống việc bộ hâm nước bị nổ do quá áp

Lắp đặt bộ hâm nước bắt buộc phải có bộ van Bypass để lò hơi không bị dừng khi bảo trì, bảo dưỡng

BỘ HÂM NƯỚC KHÔNG CÓ CÁNH TẢN NHIỆT

BỘ HÂM NƯỚC KHÔNG CÓ CÁNH TẢN NHIỆT

7.BẢO TRÌ, BẢO DƯỠNG BỘ HÂM NƯỚC LÒ HƠI NHƯ THẾ NÀO.

Việc bảo trì, bảo dưỡng bộ hâm nước là rất cần thiết, nó giúp bộ hâm nước hoạt động hiệu quả hơn, tăng cao tuổi thọ bộ hâm nước, ngoài ra nó còn giúp bộ hâm nước hoạt động một cách an toàn.

Vậy bảo trì bộ hâm nước như thế nào? Hay là cách bảo trì bộ hâm nước ra làm sao? chúng ta cùng đi tìm hiểu.

Bước 1: Vệ sinh tro bụi bên ngoài giàn ống trao đổi nhiệt giúp bộ hâm nước không bị đọng tro, tăng hiệu quả trao đổi nhiệt.

Bước 2: Vệ sinh cáu cặn bên trong giàn ống trao đổi nhiệt bằng phương pháp tẩy cáu cặn như tẩy cáu cặn cho lò hơi.

 >>>>>> Về cách thức tẩy cáu căn lò hơi các bạn xem thêm tại bài viết:  Tẩy cáu cặn lò hơi.

Bước 3: Vệ sinh van an toàn, đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ, đầu dò nhiệt độ, đầu dò áp suất giúp bộ hâm nước hoạt động một cách an toàn.

Trên đây Dim Boiler chỉ nêu lên 3 bước cơ bản để bảo trì bảo dưỡng bộ hâm nước, để có thể biết được chi tiết cách thức bảo trì bộ hâm nước quý vị hãy xem bài viết: Tất tần tật về bảo trì, bảo dưỡng bộ hâm nước lò hơi?

BỘ HÂM NƯỚC CÓ CÁNH TẢN NHIỆT

BỘ HÂM NƯỚC CÓ CÁNH TẢN NHIỆT

8. MUA BỘ HÂM NƯỚC (ECONOMIZER) Ở ĐÂU?

Công Ty Cổ Phần Dim (Dim Boiler) là đơn vị cung cấp bộ hâm nước hàng đầu tại Việt Nam, bộ hâm nước được sản xuất theo tiêu chuẩn ASME của USA nên rất hiệu quả, tận dụng được 40%-50 % nhiệt của khói thải lò hơi.

Bộ hâm nước được Dim Boiler sản xuất trên dây chuyền hiện đại như: Máy cắt Lasser CNC, Máy uốn ống CNC, Máy hàn tự động CNC, Máy bắn cát làm sạch bề mặt… Nên chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý cho các doanh nghiệp sử dụng lò hơi.

Ngoài ra Công Ty Cổ Phần Dim (Dim Boiler) là đơn vị cung cấp lò hơi công nghiệp, giải pháp tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng hàng đầu tại Việt Nam.

Đặc điểm của lò hơi Dim Boiler là tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường, vận hành tốn ít nhân công và hoàn toàn tự động, đặc biệt khi mua lò hơi Dim Boiler được bảo trì, bảo dưỡng trọn đời.

Hotline/zalo/Face book: 0909.70.99.88 (Mr Bách).

Email: [email protected]

CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN

scrolltop