Băng tải con lăn được ứng dụng rất rông rải bởi nó dễ sử dụng, giá thành rẻ và có khả năng tự động hóa cao. Trong một số trường hợp thì băng tải con lăn dùng để tải các vật có trọng lượng lớn mà các dòng băng tải khác không đáp ứng được ví dụ như băng tải con lăn nghành cán thép. Vậy điều gì làm nên những giá trị đó của băng tải con lăn. Hãy cùng Dim Conveyor tìm hiểu điều đó.

BĂNG TẢI CON LĂN

BĂNG TẢI CON LĂN

1. Thông số kỹ thuật băng tải con lăn.

Công suất thiết kế: 10-100 (m3/giờ)

Tốc độ băng tải con lăn: 0.5-1.2 (m/s)

Chiều dài băng tải con lăn: 1m-30m

Chiều rộng băng tải con lăn: 300-3000 (mm)

Chiều cao băng tải con lăn: 500-1200 (mm)

Đường kính con lăn: Ø42-273 (mm)

Bề dày con lăn: 1.8-12.7 (mm)

Bước con lăn: 70, 100, 150, 200,250, 300 (mm)

Vật liệu chế tạo: Thép SS400 hoặc Inox

Góc nghiêng băng tải con lăn: 0-300

Công suất động cơ: 1.1 Kw -22Kw

Nguồn điện sử dụng: 220V, 380V– 50hz.

Các thông số kỹ thuật trên là các thông số cơ bản của băng tải con lăn mà Công Ty Cổ Phần DIM thường sản xuất và cung cấp. Tuy nhiên DIM Conveyor còn thiết kế theo yêu cầu để phù hợp hơn với vật liệu tải của khách hàng. Để có các thông số kỹ thuật cụ thể và được tư vấn Miễn Phí, quý Khách Hàng vui lòng liên hệ Công Ty Cổ Phần DIM qua sđt 0909709988 hoặc liên hệ qua email [email protected]

HỆ THỐNG BĂNG TẢI CON LĂN

HỆ THỐNG BĂNG TẢI CON LĂN

2. Băng tải con lăn là gì? Nguyên lý hoạt động của băng tải con lăn như thế nào?

2.1 Băng tải con lăn là gì?

Từ thời tiền sử người ta đã biết vận dụng các khải niệm về con lăn, đòn bẩy để có thể vận chuyển các đồ vật có kích thước lớn và nặng. Ngày nay con lăn có sự hổ trợ của bạc đạn, gối đỡ còn đòn bẩy thì được thay thế bằng hộ giảm tốc, bộ truyền xích, bộ truyền đai nên hiệu quả hơn nhiều. Một ứng dụng phổ biến nhất mà chúng ta thường thấy đó là băng tải con lăn dây chuyển sản xuất, đóng gói…

Vậy băng tải con lăn là gì? Băng tải con lăn được áp dụng vào quá trình sản xuất ở những môi trường như thế nào?

Băng tải con lăn là tổ hợp nhều con lăn lại với nhau dưới dạng tự do người ta gọi là băng tải con lăn tự do hoặc là tổ hợp nhiều con lăn được liên kết truyền động với nhau để kết nối đến hộp giảm tốc thông qua bộ truyền xích, bộ truyền đai người ta gọi là băng tải con lăn truyền động. Tóm lại băng tải con lăn về mặt nguyên lý có 2 dạng đó là băng tải con lăn tự dobăng tải con lăn truyền động.

BĂNG TẢI XẾP CON LĂN LINH HOẠT

BĂNG TẢI XẾP CON LĂN LINH HOẠT

2.2 Nguyên lý hoạt động của băng tải con lăn như thế nào?

Nguyên lý hoạt động của băng tải con lăn khá đơn giản, vật liệu tải nằm trên bề mặt con lăn băng tải sau đó vật liệu tải được các con lăn tự do mang đi nhờ lực quán tính do độ dốc tự nhiên của băng tải, người vận hành tác động hoặc nhờ vào lực phát động hộp giảm tốc đến các con lăn thông qua bộ truyền xích hoặc bộ truyền đai.

HỆ THỐNG BĂNG TẢI CON LĂN ĐÓNG GÓI

HỆ THỐNG BĂNG TẢI CON LĂN ĐÓNG GÓI

3. Phân loại băng tải con lăn

Tùy thuộc vào các yếu tố như cấu tạo, mục đích sử dụng, vật liệu cấu thành… mà chúng ta phân loại băng tải con lăn ra các loại sau:

3.1 Phân loại băng tải con lăn theo cơ cấu truyền động

Băng tải con lăn tự do - Free Flow Roller Conveyor

Băng tải con lăn truyền động - chain driven roller conveyors

Băng tải bánh xe trượt băng - skate wheel conveyor

BĂNG TẢI BÁNH XE TRƯỢT BĂNG (SKATE WHEEL CONVEYOR)

BĂNG TẢI BÁNH XE TRƯỢT BĂNG (SKATE WHEEL CONVEYOR)

3.2 Phân loại băng tải con lăn theo cấu tạo

  • Băng tải con lăn xếp
  • Băng tải con lăn cố định
  • Băng tải con lăn di động
  • Băng tải con lăn nâng hạ
  • Băng tải con lăn co rút                                                

BĂNG TẢI XẾP CON LĂN

BĂNG TẢI XẾP CON LĂN

3.3 Phân loại băng tải con lăn theo hình dáng

  • Băng tải con lăn cong.
  • Băng tải con lăn xoắn ốc
  • Băng tải con lăn thẳng
  • Băng tải con lăn cánh bướm
  • Băng tải con lăn côn

BĂNG TẢI CON LĂN CONG

BĂNG TẢI CON LĂN CONG

3.4 Phân loại băng tải con lăn theo kích thước, công suất

  • Băng tải con lăn mini
  • Băng tải con lăn B600
  • Băng tải con lăn B800
  • Băng tải con lăn B1000

BĂNG TẢI XOẮN ỐC SPIRAL-BELT-CONVEYOR

BĂNG TẢI XOẮN ỐC SPIRAL (BELT-CONVEYOR)

4.4 Phân loại băng tải con lăn theo vật liệu chế tạo

  • Băng tải con lăn nhựa
  • Băng tải con lăn inox
  • Băng tải con lăn mạ kẻm
  • Băng tải con lăn thép

BĂNG TẢI CON LĂN NHỰA

BĂNG TẢI CON LĂN NHỰA

BĂNG TẢI CON LĂN NHỰA PVC

BĂNG TẢI CON LĂN NHỰA PVC

4. Cấu tạo của băng tải con lăn

  Hệ thống băng tải con lăn có cấu tạo khá đơn giản chúng gồm các bộ phận chính như sau:

4.1 Khung sườn băng tải con lăn

Khung sườn băng tải con lăn thường làm bằng thép hình đúc như U, V hoặc là thép chấn chấn định hình. Khung sườn băng tải con lăn có kết cấu vững chắc và tháo lắp dễ dàng. Ngoài ra để khung sườn băng tải có thể co giản được thì chúng còn được chế tạo dưới dạng xếp mà chúng ta thường gọi là băng tải con lăn xếp.

Khung sườn băng tải con lăn thường làm bằng thép sau đó phun phủ sơn epoxy, sơn tĩnh điện nhưng trong các nghành thực phẩm, dược phẩm… thì băng tải được làm bằng inox, nhôm định hình để đảm bảo an toàn thực phẩm.

BĂNG TẢI CON LĂN INOX

BĂNG TẢI CON LĂN INOX

4.2 Con lăn băng tải (roller)

Con lăn băng tải rất đa dạng và phong phú, roller trong băng tải con lăn thường được sử dụng nhiều như: Con lăn thẳng, con lăn côn, con lăn điện, con lăn inox, con lăn mạ kẻm, con lăn nhựa

Trục của con lăn được sử dụng láp đặc bằng sắt hoặc inox

Vật liệu chế tạo con lăn: Inox, Thép ss400, thép mạ kẻm, nhựa...

Ngoài ra để tăng độ bền hoặc tăng thêm độ ma sát thì bề mặt ru-lô còn có thể được mạ kẽm, bọc cao su hoặc bọc gia cố nhựa...

CON LĂN BĂNG TẢI

CON LĂN BĂNG TẢI

4.3 Bộ phận truyền động băng băng tải con lăn

Bộ phận truyền động con lăn được nhắc đến ở đây là ở loại băng tải con lăn truyền động còn ở băng tải con lăn tự do chúng không có cụm này bởi vì băng tải con lăn tự do là chúng tổ hợp các con lăn quay độc lập, tự do không phụ thuộc lẩn nhau.

Bộ phận truyền động trong băng tải con lăn truyền động thường được làm từ bộ truyền xích hoặc bộ truyền đai. Băng tải con lăn sử dụng bộ truyền xích truyền động trong trường hợp vật liệu tải nặng, trong khi đó băng tải con lăn sử dụng bộ truyền đai trong trường hợp vật liệu tải nhẹ. Tuy nhiên thì băng tải con lăn sử dụng bộ truyền đai thường êm hơn, chống quá tải tốt hơn so với băng tải con lăn sử dung bộ truyền xích.

BĂNG TẢI CON LĂN TRUYỀN ĐỘNG ĐAI

BĂNG TẢI CON LĂN TRUYỀN ĐỘNG ĐAI

4.4 Động cơ điện

Động cơ truyền động sẽ là thừa đối với băng tải con lăn tự do nhưng nó sẽ là không thể thiếu được đối với băng tải con lăn truyền động bởi vì động cơ giảm tốc là nơi phát động ra chuyển động của con lăn.

Động có truyền động được Dim Conveyor tin dùng và xường xuyên sử dụng như: Siemens, Sew, Nord, Mitsubishi, Hitachi, Toshiba, Sumitomo, Liming

4.5 Tủ điện điều khiển

Tủ điện băng tải con lăn là bộ phận điều khiển trung tâm và được Dim Conveyor thiết kế rất đa dạng để phù hợp với mọi mô hình sản xuất mà khách hàng yêu cầu.

Đối với các hệ thống đơn giản không yêu cầu cao về tự động hóa thì tủ điện được thiết kế khá đơn giản bao gồm CB, Contactor, đuôi nhiệt, relays… nhưng đối với các hệ thống yêu cầu cao về tính tự động của hệ thống băng tải thì ngoài các thiết bị cơ bản trên còn có các thiết bị giám sát, thu thập dữ liệu như sensor, camera để đem về bộ nảo xử lý trung tâm bằng hệ điều hành PLC, Scada.

Về giải pháp hệ thống băng tải thì Dim Conveyor có một bài viết riêng chuyên sâu hơn, vì nó rất rộng và dài không phù hợp diển tả trong bài viết này nên quý khách muốn biết sâu hơn xem nội dung tại link:

BĂNG TẢI CON LĂN TRUYỀN ĐỘNG

BĂNG TẢI CON LĂN TRUYỀN ĐỘNG

5. Ưu nhược điểm của băng tải con lăn

5.1 Ưu điểm của băng tải con lăn

  • Băng con lăn có cấu tạo đơn giản dễ sử dụng.
  • Băng tải con lăn có chi phí đầu tư thấp.
  • Băng tải con lăn khả năng tự động hóa cao
  • Băng tải con lăn có hệ số ma sát thấp nên tiêu tốn năng lượng thấp.
  • Băng tải con lăn có tiếng ồn thấp đối với băng tải con lăn sử dụng truyền động đai hoặc con lăn điện.
  • Băng tải con lăn có khả năng chịu lực tốt nhất trong các loại băng tải phù hợp với các vật liệu tải nặng.
  • Băng tải con lăn dễ lắp đặt, dễ thay thế, dễ bảo trì bảo dưỡng.
  • Băng tải con lăn có chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp do cấu tạo đơn giản.

5.2 Nhược điểm của băng tải con lăn.

  • Băng tải con lăn chỉ tải được các vật liệu tải dạng kiện, thùng không tải được các vật liệu tải dạng rời như bột, hạt, viên
  • Băng tải con lăn trong một số trường hợp gây ra tiếng ồn như băng tải con lăn truyền động xích.
  • Chi phí đầu tư băng tải con lăn sẽ là cao nếu không có dây chuyền sản xuất hiện đại như Dim Conveyor đã đầu tư.

BĂNG TẢI CON LĂN TỰ DO

BĂNG TẢI CON LĂN TỰ DO

6. Bảo trì, bảo dưỡng băng tải con lăn như thế nào là tốt nhất?

Sau một thời gian sử dụng, băng tải con lăn sẽ có dấu hiệu xuống cấp như ổ bi hết tuổi thọ, bộ truyền động khô dầu nhớt bôi trơn. Vì vậy việc kiểm tra để bảo trì bảo dưỡng băng tải con lăn đúng định kỳ sẽ giúp tuổi thọ của băng tải lâu hơn và tránh các hư hỏng khác không đáng có.

Một số biện pháp bảo trì băng tải con lăn hiệu quả nhất phải kể đến như sau:

  • Thường xuyên kiểm tra dầu mỡ bôi trơn con lăn băng tải, thường xuyên tra vào khi bị hết hoặc bị khô.
  • Tìm cách che chắn không để bám bụi vào bạc đạn con lăn.
  • Khi bụi bẩn, hóa chất ăn mòn dính vào con lăn cần phải được vệ sinh sạch và tra lại loại mỡ mới đảm bảo con lăn ko bị ăn mòn.
  • Thường xuyên tra dầu mỡ cho bộ truyền xích tránh trường hợp hết mỡ bôi trơn gây nên tình trạng ăn mòn của bộ truyên xích.
  • Kiểm tra thường xuyên độ chùng của dây đai tránh hiện tượng chùng dây đai gây ra hiện tượng ma sát dẩn đến mòn con lăn.

Tùy vào cấu tạo, môi trường hoạt động, vật liệu tải và số thời gian sử dụng trong ngày mà việc bảo trì bảo dưỡng băng tải con lăn có thời gian quy định khác nhau.

Để hiểu rõ, nắm rõ được thời gian cần phải bảo trì bảo dưỡng như thế nào? Quy trình bảo trì bảo dưỡng băng tải con lăn gồm các bước ra làm sao, xin vui lòng liên hệ Công Ty Cổ Phần DIM để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ.

BĂNG TẢI XOẮN CON LĂN

BĂNG TẢI XOẮN CON LĂN

7. Các ứng dụng của băng tải con lăn

Với đặc tính vượt trội của băng con lăn nên băng tải con lăn có khá nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vục khác nhau, đặc biệt trong các hệ thống vận chuyển các nguyên vật liệu thô ra, vào nhà máy, vật liệu tải dạng thùng, bao bì hay kiện có trọng lượng lớn.

  • Trong ngành thực phẩm thì hệ thống băng tải con lăn được sử dụng nhiều trong các hệ thống băng tải con lăn đóng gói, hệ thống băng tải con lăn xuất nhập kho, Hệ thốngbăng tải con lăn lên xuống xe tải, hệ thống băng tải con lăn tải thùng carton
  • Trong ngành sản xuất lương thực:  Băng tải con lăn tải gạo, tải lúa…
  • Trong ngành xây dựng: Băng tải con lăn được dùng nhiều trong các hệ thống băng tải cong lăn lưu kho và xuất kho bao xi măng.
  • Trong các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc: Băng tải con lăn được dùng trong dây chuyền băng tải con lăn đóng bao thức ăn gia súc

BĂNG TẢI CON LĂN ĐIỆN

8. Nên mua băng tải con lăn ở đâu là tốt nhất và giá rẻ nhất?

Việc khoa học kỹ thuật cũng như các công nghệ sản xuất ở Việt Nam ngày càng một phát triển và được đầu tư mạnh mẽ. Tại thị trường Việt Nam vật liệu chế tạo băng tải con lăn cũng rất chất lương, đa dạng, phong phú nên các nhà đầu tư có xu hướng đổ xô đặt niềm tin vào các nhà cung cấp băng tải trong nước.

Trong đó, Dim Conveyor luôn là doanh nghiệp đi đầu trong việc đầu tư sản xuất băng tải theo hướng dây chuyền hóa, các sản phẩm được gia công tự động, cắt lazer CNC…tạo ra các sản phẩm có độ chính xác và độ thẩm mỹ cao nhất, giá cả cạnh tranh nhất.

Đến với DIM, quý Khách Hàng sẽ không cần phải bận tâm đến các các yếu tố về kỹ thuật, tính toán, độ thẩm mỹ cũng như sự tối ưu nhất của băng tải bởi Dim Conveyor có đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực băng tải.

Để được tư vấn, báo giá và cung cấp băng tải con lăn tốt nhất, quý khách đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN DIM

Hotline/zalo/Face book: 0909.70.99.88.

Email: [email protected]

Web: dimjsc.com

scrolltop