1. Thông số kỹ thuật băng tải cao su

BĂNG TẢI CAO SU TẢI GỖ BĂM

BĂNG TẢI CAO SU TẢI GỖ BĂM

Công suất thiết kế: 1-100 (m3/giờ)

Chiều dài băng tải cao su: chưa cập nhật (mm)

Chiều rộng băng tải cao su: 350-1400 (mm)

Chiều cao băng tải cao su: chưa cập nhật (mm)

Góc nghiêng băng tải cao su: 0-300

Công suất động cơ băng tải cao su: chưa cập nhật

Tốc độ băng tải cao su: 0-30 (m/s)

Bề dày băng cao su: 5-30 (mm)

Nguồn điện sử dụng: 380 v– 50hz

Kích thước vật liệu tải mà băng tải cao su có thể tải: Dạng vật liệu rời hoặc dạng kiện, kích thước theo yêu cầu thực tế.

Các thông số kỹ thuật trên là các thông số cơ bản của băng tải cao su mà Công Ty Cổ Phần DIM thường sản xuất và cung cấp. Tùy thuộc vào yêu cầu thực tế mà chúng ta có các thông số cụ thể. Để có các thông số kỹ thuật cụ thể và được tư vấn Miễn Phí, quý Khách Hàng vui lòng liên hệ Công Ty Cổ Phần DIM qua sđt 0909709988 hoặc liên hệ qua email [email protected] .

2. Băng tải cao su là gì? Nguyên lý hoạt động của băng tải cao su như thế nào?

2.1 Băng tải cao su là gì?

Từ thời xa xưa, người cổ đại Ai Cập xây Kim Tự Tháp hay người Trung Hoa xây Vạn Lý Trường Thành đã phải bỏ ra công - sức người rất nhiều. Nhưng với ngày nay, tuy không còn xây dựng các công trình như trên nữa nhưng nhu cầu để vận chuyển khối lượng đất đá hay các dạng nguyên vật liệu khác để phục vụ cho công việc sản xuất các ngành công nghiệp liên quan khác là rất nhiều. Vậy, bài toán được đặt ra làm sao để có thể giải quyết được nhu cầu trên nhưng không cần phải tốn quá nhiều công sức và sự hiệu quả gấp hàng trăm hàng ngàn lần. Và đó là lý do mà con người đã tạo ta loại băng tải cao su.

ỨNG DỤNG CỦA BĂNG TẢI CAO SU

ỨNG DỤNG CỦA BĂNG TẢI CAO SU

   Vậy băng tải cao su là gì? Băng tải cao su được áp dụng vào quá trình sản xuất ở nhưng môi trường như thế nào?... Cũng như các loại băng tải khác, băng tải cao su là một máy vận chuyển nhưng do băng tải cao su có cấu tạo băng được là từ chất liệu cao su với các lớp bố ở phía trong băng, có thể là dây băng cao su bố vải chịu lực hay dây băng bố thép chịu lực. Bởi có cấu tạo dây băng đặc thù có khả năng chịu tải và bền bỉ với thời gian mà băng tải cao su có những ưu điểm vượt trội về khả năng tải và bền bỉ với thời gian ở ngoài trời hay ở trong các môi trường hoạt động khắc nghiệt.

   Để hiểu rõ hơn về cấu tạo, tính chất hóa-lý, các loại dây băng cao su và các ưu, nhược điểm cũng như ứng dụng của dây băng cao su bố vải, dây băng cao su lõi thép hay các nối dây băng cao su các bạn tìm hiểu tại đây .

2.2 Nguyên lý hoạt động của băng tải cao su như thế nào?

Băng tải cao su hoạt động dựa trên cơ sở truyền động học cơ bản là truyền động đai giữa bộ chủ động hay còn gọi là tang chủ động truyền sang bộ bị động hay còn gọi là tang bị động bằng dây đai hay còn gọi là dây băng cao su. Tang chủ động được quay bởi một bộ động cơ điện qua hai hình thức truyền động trực tiếp hoặc gián tiếp.

3. Phân loại băng tải cao su

Tùy thuộc vào các yếu tố như cấu tạo, mục đích sử dụng, vật liệu cấu thành… mà chúng ta phân loại băng tải cao su ra các loại sau

3.1 Phân loại băng tải cao su theo hình dáng

- Băng tải cao su lòng máng 3 con lăn đỡ dây

- Băng tải cao su lòng máng 2 con lăn đỡ dây

- Băng tải cao su nghiêng

- Băng tải cao su bằng

SUPPORT CON LĂN ĐỠ DÂY BĂNG TẢI CAO SU

BĂNG TẢI CAO SU CẦU CẢNG

3.2 Phân loại băng tải cao su theo cấu tạo dây băng

- Băng tải cao su bề mặt trơn

- Băng tải cao su bố vải

- Băng tải cao su bố thép

- Băng tải cao su tai bèo                                    

- Băng tải cao su gân V                        

3.3 Phân loại băng tải cao su theo mục đích sử dụng          

- Băng tải cao su nâng hạ

- Băng tải cao su di động

- Băng tải cao su nâng hạ di động cánh bướm gân V

- Băng tải cao su chịu nhiệt

3.4 Phân loại băng tải cao su theo kích thước, công suất

- Băng tải cao su mini           

- Băng tải cao su B600

- Băng tải cao su B800

- Băng tải cao su B1000

 Tùy thuộc vào yêu cầu và các yêu tố khác mà băng tải cao su có chiều rộng linh hoạt theo yêu cầu thực tế.

3.4 Phân loại băng tải cao su theo vật liệu chế tạo

- Băng tải cao su khung thép

- Băng tải cao su khung inox

Vì sự đa dạng của băng tải cao su nên việc lựa chọn loại băng với các tích hợp khác sao cho phù hợp và tối ưu nhất. Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn một cách chi tiết và tối ưu nhất. Đừng quên rằng nó hoàn toàn là MIỄN PHÍ cho quý Khách Hàng.

4. Cấu tạo của băng tải cao su

  Băng tải cao su có cấu tạo giống như các băng tải khác, cũng dựa trên cơ sỡ truyền động đai. Tuy nhiên, với những ứng dụng đặc thù của mình mà băng tải cao su có một số bộ phận được cải tiến khác đi đề phù hợp với yêu cầu và giải quyết các khó khăn trong quá trình vận hành đề ra.

4.1 Khung sườn băng tải cao su

Có rất nhiều kiểu thiết kế để tạo ra một khung sườn băng tải cao su, việc lựa chọn kiểu thiết kế cũng như chủng loại vật tư để có thiết kế tối ưu nhất là rất quan trọng. Với những kinh nghiệm đã được tích lũy và đúc kết qua nhiều dự án, DIM luôn hướng tới sự hoàn hảo nhất cho sản phẩm của mình, tiết kiệm chi phí đầu tư nhất cho Chủ Đầu Tư.

Việc lựa chọn chủng loại vật tư và kiểu kết cấu khung phụ thuộc vào lực tải yêu cầu đề ra, vật liệu tải, yêu cầu tải và địa hình cũng như môi trường làm việc. Vật liệu băng tải cao su thường được lựa chọn là thép đen hoặc thép mạ kẽm. Một số chủng loại vật tư phổ biến mà DIM thường lựa chọn để chế tạo băng tải cao su là thép hình V, théo hình U, thép hình hộp hoặc dùng tole chấn thành thép hình C. Về độ dày hay mỏng, kích thước to hay nhỏ thì tùy thuộc vào tải trọng và môi trường yêu cầu.

Mỗi loại băng tải thì chúng ta có thiết kế khung khác nhau. Tuy nhiên, mọi loại băng tải cao su đều phải có khung đỡ tang chủ-bị động, dây băng và các con lăn đỡ dây. Có thể đơn giản là 2 thanh dầm hai bên bằng U hoặc C chấn liên kết với nhau hay các thanh V, hộp đan vào nhau tạo thành hệ nút, hệ khung. Khung chân hay khung đỡ nâng hạ có thiết kế rất đa dạng, tùy vào yêu cầu đề ra, điều kiện của môi trường hay yêu cầu tải trọng…mà khung chân có thiết kế sao cho tối ưu nhất về cả kinh tế mà vẫn đáp ứng kỹ thuật lẫn độ thẩm mỹ của sản phẩm cũng như toàn bộ hệ thống nhà máy.

Bề mặt hoàn thiện băng tải cao su mà băng tải DIM có thể cung cấp và đáp ứng được là sơn chống rỉ, sơn epoxy, sơn tĩnh điện, mạ kẽm. Có nhiều sự lựa chọn cho quý Khách Hàng, tuy nhiên đến với DIM, chúng tôi luôn luôn lắng nghe những yêu cầu từ bạn và đưa ra những tư vấn tốt nhất. Ở một số môi trường ẩm ướt hay có chất gây rỉ sét chúng ta nên sử dụng các các loại sơn epoxy hay sử dụng mạ kẽm. Đặc biệt một số môi trường có nhiệt độ cao thì chúng ta nên sử dụng một số sơn chịu nhiệt. Việc đầu tư và lựa chọn loại sơn đúng cách sẽ tăng tuổi thọ của băng tải cao su hơn, đem lại lợi nhuận cho Chủ Đầu Tư hơn.

BĂNG TẢ CAO SU DI ĐỘNG

BĂNG TẢ CAO SU DI ĐỘNG

4.2 Dây băng cao su

Băng cao su là một vòng tròn khép kín được cấu thành từ sợi băng thẳng. Tùy theo yêu cầu chiều dài băng tải và điều kiện tải mà ta sẽ dán dây băng tải cao su bằng nhiều phương pháp khác nhau sao cho chu vi phù hợp với yêu cầu đề ra.

Băng tải cao su có cấu tạo về độ dày thường dao động từ 5-30 mm với các lớp bố bằng vải chịu lực hoặc bằng thép chịu lực được bố trí phía trong băng, bởi vậy mà dây băng tải cao su có khả năng chịu lực kéo rất lớn.

Màu sắc của băng tải cao su thường là màu đen, màu trắng cũng có nhưng ít được sử dụng trên thị trường, nó thường được sử dụng vào các mục đích đặc biệt.

Để đáp ứng được tính chất đặc thù của vật liệu tải hay những mục đích sử dụng khác nhau mà băng cao su được tiến hóa và chia thành rất nhiều loại khác nhau, cụ thể:

- Dây băng tải cao su bề mặt trơn là loại băng có bề mặt tải liệu là lớp cao su trơn thường để sử dụng cho các loại băng tải có thiết kế nằm ngang và các loại vật liệu bám dính, có độ ma sát cao, không bị trượt lượt trong quá trình tải.

- Băng tải cao su nhám loại băng có bề mặt nhám theo nhiều các tạo nhám khác nhau như nhám gai, nhám caro, nhám nụ…

- Băng tải cao su tai bèo có bề mặt trơn được dán thêm bèo hai bên, gân gầu tạo vách ngăn giữa băng tải có thể có hoặc không, tùy thuộc vào vật liệu tải. Độ cao của bèo cao su, gầu cao su và khoảng cách gầu tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng.

Băng tải cao su tai bèo được sử dụng rộng rãi trong các dây chuyền chuyển vật liệu rời có độ dốc cao. Với đặc điểm có bờ bèo dán hai bên và các gầu ngăn ở giữa sẽ giúp cho vật được chuyền tải không bị va trượt, rơi đổ.           

- Băng tải cao su có gân V là loại băng có bề mặt trơn được gắn thêm các gân hình chữ V. Tùy thuộc vào độ dốc hay vật liệu tải mà ta có thể lựa chọn gân với chiều cao gân sao cho liệu tải không bị trượt xuống.

Băng tải cao su dán gân V có mục đích chống trôi liệu ngược lại cho những băng tải nghiêng mà vật liệu tải có hệ số ma sát thấp.

BĂNG TẢI CAO SU TRONG NGÀNH GỖ

BĂNG TẢI CAO SU TRONG NGÀNH GỖ

Lưu ý khi mua dây băng tải cao su

  • Kiểm tra độ dẻo dai của băng tải cao su vì sau một thời gian sản xuất nếu thời gian tồn kho quá lâu hay cách bảo quản không đúng thì cao su sẽ bị chết và cứng một phần nào đó.
  • Kiểm tra các lớp bố chịu lực, độ dày, chất lượng bề mặt của băng tải.
  • Kiểm tra các mối nối nếu dây băng tải cao su nối sẵn và các kỹ thuật cắt dây băng tải đảm bảo bằng, thẳng không.
  • Kiểm tra các mối dán, mối ghép của các băng tải có gân V có đạt yêu cầu kỹ thuật không

4.3 Bộ phận truyền động băng

- Con lăn chủ động: là bộ phận nhận chuyển động từ một động cơ điện và tạo ta chuyển động quay của băng tải. Hai đầu con lăn chủ động được gối bằng hai ổ bị nhằm tạo ra sự êm ái và tránh ma sát trong lúc hoạt động. Con lăn chủ động sẽ lớn hơn con lăn bị động và tùy theo lực tải mà con lăn chủ động có thể là trơn, chạy nhám hay bọc cao su nhằm tăng lực ma sát, từ đó tăng hiệu suất của băng tải

- Con lăn bị động: Là con lăn nhận truyền động từ con lăn chủ động thông qua băng cao su.

- Con lăn đỡ dây trên: tùy vào bề rộng, vật liệu tải, công suất yêu cầu…mà cấu tạo con lăn đỡ dây dùng 2 hoặc 3 con lăn ghép thành hình máng để dây băng cong theo tạo thành máng, từ đó giúp vật liệu tải được nhiều và không bị vung vãi ra ngoài. Một số băng tải cao su tải các vật liệu dạng kiện thì có thể không cần thiết kế các con lăn đỡ dây trên thành hình máng mà có thể thiết kế thành 1 dãy con lăn thẳng với các khoảng cách đủ để dây băng cao su luôn đảm bảo một hình phẳng

- Con lăn đỡ dây dưới: là con lăn nhằm mục đích đỡ dây băng tải ko bị sệ, bị chùng xuống dưới. Cấu tạo của con lăn đỡ dây dưới là một con lăn thẳng có chiều dài bằng bề rộng của băng tải.

Số lượng con lăn đỡ dây trên hay con lăn đỡ dây dưới được bố trí mật độ trải đều theo chiều dài băng tải một cách linh động, tùy thuộc vào chiều dài, khối lượng tải, cầu tạo khung sườn, bề dày băng.

BĂNG TẢI CAO SU TẢI ĐÁ

BĂNG TẢI CAO SU TẢI ĐÁ

4.4 Động cơ điện

Bộ phận động cơ điện là bộ phận tạo ra chuyển động của con lăn chủ động thông qua 2 cách truyền động là trực tiếp và giám tiếp.

Với cách truyền trực tiếp thì chúng ta thường sẽ sử dụng động cơ giảm tốc nối trực tiếp vào trục. Động cơ giảm tốc có 2 loại là động cơ giảm tốc cốt âm và động cơ giảm tốc cốt dương.

Động cơ giảm tốc cốt dương được nối vào trục bằng cụm nối trục, lựa chọn này cho chúng ta dễ dang hơn trong việc tháo lắp, bảo trì. Còn động cơ giảm tốc cốt âm thì được gắn trực tiếp vào trục con lăn chủ động. Cách lắp này tuy bớt chi phí hơn nhưng quá trình lắp đặt sẽ có nhưng khó khăn nhất định hơn.Với cách lựa chọn động cơ giảm tốc để truyền động thì cho chúng ta tối ưu được không gian cũng như độ thẩm mỹ cao hơn, tuy nhiên việc lựa chọn động cơ giảm tốc trực tiếp cũng có những nhược điểm như lực tải nhỏ hơn, việc quá tải có thể dẫn tới việc cháy động cơ.

Với cách truyền động dán tiếp thông qua hộp giảm tốc và từ giảm tốc sẽ truyền lên con lăn chủ động bằng hai cách là truyền động xích và truyền động dai. Cách truyền động này thường áp dụng cho những băng tải yêu cầu tải các vật liệu nặng. Việc nên lựa chọn truyền động đai hay truyền động xích thì để rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu thêm tại đây

BĂNG TẢI CAO SU CỐ ĐỊNH

BĂNG TẢI CAO SU CỐ ĐỊNH

4.5 Tủ điện điều khiển

Tủ điện cho băng tải cao su có cấu tạo khá là đơn giản bao gồm các nút on/off, dừng khẩn cấp và nút mở/tắt nguồn điện. Tùy vào mục đích và nhu cầu của băng tải mà chúng ta sẽ tích hợp thêm biến thần cho động cơ nhằm mục đích điều chỉnh được công suất tải theo ý mong muốn.

Ngoài các bộ phận chính trên, tùy thuộc vào yêu cầu, mục đích và điều kiện vận hành mà băng tải cao có các phụ kiện khác đi kèm như:

  • Sàn thao tác băng tải cao su
  • Ray dẫn hướng băng tải cao su
  • Bộ phận nâng hạ/ di chuyển nếu yêu cầu

5. Ưu nhược điểm của băng tải cao su

5.1 Ưu điểm của băng tải cao su

  • Dây băng cao su được làm từ vật liệu cao su nên có độ đàn hồi cao, không phản ứng với các loại dầu thực vật và động vật và không thấm nước.
  • Chuyển được nhiểu loại vật liệu khác nhau, đặc biệt là các vật liệu rời nhờ vào cấu tạo băng tải cao su lòng máng hoặc băng tải cao su tai bèo.
  • Một số loại dây băng chịu nhiệt có thể chịu được nhiệt độ từ 100 đến 2000C nên băng tải cao su có thể làm việc được trong những môi trường có nhiệt độ cao.
  • Do các đặc tính về tính chất vật lý của cao su cộng với dây băng được đặt lõi thép, bố vải phía trong băng mà dây băng cao su có độ bền kéo tốt, tuổi thọ dài , không bị dãn trong quá trình hoạt động. Khả năng bền bỉ với thời gian cao ngay cả hoạt động trong môi trường khác nghiệt hay làm việc ngoài trời.
  • Hoạt động ổn định, năng suất vận hành cao.
  • Khả năng chống rách, bong tróc và tác động của trọng lượng vật liệu tải lên dây cao.
  • Bề dày băng nhiều kích thước.
  • Có thể vận chuyển được đa địa hình, trong nhà máy, trên sông biển hay trên núi…
  • Có thể vận tải tốt trong các băng tải ngang, băng tải nghiêng có độ dốc khá lớn.

BĂNG TẢI CAO SU RẢI KHO

BĂNG TẢI CAO SU RẢI KHO

5.2 Nhược điểm của băng tải cao su

  • Do cây băng chuyên sử dụng để tải trọng lớn nên dây băng cứng hơn dây PVC. Việc này làm cho dây băng có thể bị lệch. Tuy nhiên, với kiểu thiết kế các con lăn đỡ dây dạng máng 2,3 con lăn và một số phụ kiện chống lệch dây khác thì việc lệch băng sẽ được khắc phục.
  • Không chạy được ở tốc độ cao, gây tiếng ồn hơn so với một số loại băng tải khác.
  • Không thể chế tạo băng tải góc như băng tải PVC được.

6. Bảo trì, bảo dưỡng băng tải cao su như thế nào là tốt nhất?

  • Sau một thời gian sử dụng, băng tải cao su sẽ có dấu hiệu xuống cấp như ổ bi hết tuổi thọ, bộ truyền động khô dầu nhớt bôi trơn hay hết tuổi thọ, băng cao su bị giãn ra một phần nào đó. Vì vậy việc kiểm tra để bảo trì bảo dưỡng đúng định kì sẽ giúp tuổi thọ của băng tải lâu hơn và tránh các hư hỏng khác không đáng có. Tránh được việc phải dừng hệ thống sản xuất không mong muốn.
  • Tùy vào cấu tạo, môi trường hoạt động, vật liệu tải và số thời gian sử dụng trong ngày mà việc bảo trì bảo dưỡng băng tải cao su có thời gian quy định khác nhau.

Để hiểu rõ và nắm rõ được thời gian cần phải bảo trì bảo dưỡng như thế nào và quy trình bảo trì bảo dưỡng băng tải cao su gồm các bước như thế nào xin vui lòng liên hệ Công Ty Cổ Phần DIM để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ.

BẲNG TẢI CAO SU TẢI CÁT

BẲNG TẢI CAO SU TẢI CÁT

7. Các ứng dụng của băng tải cao su

Với đặc tính vượt trội của băng cao su mà băng tải cao su có khá nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vục khác nhau, đặc biệt trong các hệ thống vận chuyển các nguyên vật liệu thô ra/vào nhà máy, vật liệu rời hay kiện có trọng lượng lớn.

  • Trong ngành thực phẩm:  Băng tải cao su tải gạo, tải lúa..
  • Trong ngành khai thác quoặng: Than, đá, thạch cao, thạch anh hay các mỏ kim loại…
  • Trong ngành xây dựng: Băng tải cao su có thể được dùng trong các công trình cần chuyển đá, cát, xy măng hay vữa trong các công trình xây dựng hay trong các nhà máy sản xuất các cấu kiện bê tông. Nhất là trong các cụm trạm trộn trọng ngành xây dựng.
  • Băng tải cao su được ứng dụng rất nhiều trong khâu đóng gói và chuyển hàng chất lên xe tải, xe container…
  • Trong các nhà máy sản xuất thức ăn gia súc: Băng tải cao su cung cấp nguyên liệu thô cho các máy trộn, khuấy...
  • Trong các nhà máy tái tạo, xử lý rác…
  • Trong lò hơi: Băng tải cao su cung cấp nguyên liệu cháy cho lò hơi.
  • Ngoài các ứng dụng trong các ngành công nghiệp nặng, băng tải cao su còn được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất nhỏ lẻ, có quy mô nhỏ ở các khu vực địa phương cung cấp các nguyên vật liệu thô.

BĂNG TẢI CAO SU NGÀNH XY MĂNG

BĂNG TẢI CAO SU NGÀNH XY MĂNG

8. Nên mua băng tải cao su ở đâu là tốt nhất? Mua băng tải cao su ở đâu có giá rẻ nhất?

BĂNG TẢI CAO SU TẢI THAN XUẤT CẢNG

BĂNG TẢI CAO SU TẢI THAN XUẤT CẢNG

Việc khoa học kỹ thuật cũng như các công nghệ sản xuất ở Việt Nam ngày càng một phát triển và được đầu tư mạnh mẽ, bên cạnh vật liệu chế tạo băng tải cao su cũng rất đa dạng và chất lượng trên thị trường Việt thì các nhà đầu tư nên đặt niềm tim và các nhà cung cấp băng tải  trong nước.

Trong đó, DIM CONVEYOR luôn là doanh nghiệp đi đầu trong việc đầu tư sản xuất băng tải theo hướng dây chuyền hóa, các sản phẩm được gia công tự động, cắt lazer CNC…tạo ra các sản phẩm có độ chính xác và độ thẩm mỹ cao nhất, giá cả cạnh tranh nhất.

Đến với DIM, quý Khách Hàng sẽ không cần phải bận tâm đến các các yếu tố về kỹ thuật-tính toán, độ thẩm mỹ cũng như sự tối ưu nhất của băng tải bởi DIM có đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực băng tải.

Để được tư vấn, báo giá và cung cấp băng tải cao su tốt nhất, quý khách đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN DIM

Hotline/zalo/Face book: 0909.70.99.88.

Email: [email protected]

Web: dimjsc.com

scrolltop