1. Thông số kỹ thuật của cầu trục.

CẨU TRỤC

CẨU TRỤC

Tải trọng nâng: 1 – 500 Tấn.

Khẩu độ: A=5-40m.

Chiều cao nâng hạ: H=2m-30m.

Chiều dài đường chạy: Tùy theo khách hàng.

Tốc độ nâng: 1 - 6.3 (m/phút).

Tốc độ di chuyển xe con: 5-20 (m/ph).

Tốc độ di chuyển cầu trục: 5-20 (m/ph).

Thử tải tĩnh: Pt = 1.25 Plv.

Thử tải động: Pt = 1.1 Plv.

Cấp độ bảo vệ: Ip55, IP54.

Tiêu chuẩn chế tạo cầu trục: TCVN 4244:2005

2. Cầu trục là gì?

Cầu trục là thiết bị nâng hạ để di chuyển, nâng, hạ, lắp ráp hàng trong nhà máy, nhà xưởng… giúp quá trình bốc, dỡ hàng hóa được nhanh hơn và khỏe hơn.

Cầu trục thường được làm bằng thép có cường độ cao Q235, Q345, SS400…

CẨU TRỤC 10 TẤN

CẨU TRỤC 10 TẤN

3. Nguyên lý hoạt động của cầu trục.

Nguyên lý hoạt động của cầu trục là quá trình kết hợp của 3 sự chuyển động, chuyển động nâng, hạ hàng lên, xuống của palăng, chuyển động chạy qua lại của xe con chứa palăng và chuyển động của dầm biên chạy dọc dầm chạy. Ba chuyển động này giúp chúng ta có thể mang hàng hóa tới bất cứ tọa độ không gian nào nằm trong nhà xưởng.

4. Phân loại cầu trục.

4.1 Phân loại cầu trục theo cấu tạo.

Cầu trục dầm đôi.

Cầu trục dầm đơn.

Cầu trục Monorail.

Cầu trục xoay.

CẨU TRỤC DẦM ĐƠN

CẨU TRỤC DẦM ĐƠN

4.2 Phân loại cầu trục theo động cơ điện.

Cầu trục động cơ điện 1 pha.

Cầu trục động cơ điện 3 pha.

Cầu trục palăng xích.

Cầu trục đẩy tay.

4.3 Phân loại cầu trục theo mục đích sử dụng.

Cầu trục nâng hạ.

Cầu trục nâng hạ và di chuyển.

Cầu trục lắp đặt.

CẨU TRỤC DẦM ĐÔI 40 TẤN

CẨU TRỤC DẦM ĐÔI 40 TẤN

4.4 Phân loại cầu trục theo tải trọng.

Cầu trục tải trọng nhỏ (Cầu trục 2 tấn đến cầu trục 10tấn).

Cầu trục tải trọng trung bình (Cầu trục 10 tấn đến cầu trục 50 tấn).

Cầu trục tải trọng nặng (Cầu trục 50 tấn đến cầu trục 500tấn)

5. Cấu tạo cầu trục.

Cấu tạo cầu trục gồm các bộ phận chính sau:

5.1 Dầm chính cầu trục.

Dầm chính cầu trục là thiết bị nhận tải trọng trực tiếp của hàng hóa, dầm chính thường có hai dạng chính đó là dầm đơn và dầm đôi.

Dầm chính cầu trục thường làm bằng thép có cường độ cao như thép Q235, Q345, SS400… Tùy thuộc vào khẩu độ, tải trọng, tốc độ nâng, hạ, di chuyển mong muốn của khách mà dầm chính có chiều cao, bề rộng và chiều dày thép được Dim Crane tính toán, kiểm nghiệm chính xác trên phần mềm chuyên dụng ansys, sap, solidwork, giúp tiết kiệm được rất nhiều vật tư và hoạt động ổn định, đảm bảo kỹ thuật.

LẮP DỰNG CẨU TRỤC DẦM ĐÔI 15 TẤN

LẮP DỰNG CẨU TRỤC DẦM ĐÔI 15 TẤN

5.2 Dầm biên cầu trục.

Dầm biên cầu trục là thiết bị dùng để di chuyển toàn bộ dầm chính, xe con, palăng và bao gồm cả hàng chạy dọc nhà xưởng.

Dầm biên cẩu trục là một khung kết cấu tổ hợp từ thép tấm có gắn bánh xe, hộp giảm tốc truyền động giúp dầm biên có thể tự di chuyển được.

Tùy thuộc vào tải trọng của cầu trục mà dầm biên có thể có 4 bánh, 6 bánh, 8 bánh.

DẦM BIÊN CẨU TRỤC

5.3 Dầm chạy cầu trục và khung đỡ dầm chạy.

Dầm chạy cầu trục là một hệ dầm bằng thép hình, thép hình tổ hợp, bê tông cốt thép, trên dầm chạy có bố trí ray nhằm tạo ra 1 đường chạy rỏ ràng, dẩn hướng bánh xe của dầm biên.

Khung đỡ dầm chạy thường làm bằng thép hình, thép hình tổ hợp, bê tông cốt thép.

Ray của dầm chạy thường làm bằng thép vuông đặc hoặc thép ray P11, P15, P18, P24, P30, P38, P43, P50

5.4 Cabin cầu trục.

Cabin cầu trục hay còn gọi là buồng lái, thường được làm bằng thép và kính cường lực. Ca bin được gắn liền vào dầm chính của cầu trục giúp người vận hành di chuyển cùng với vật cẩu, thuận tiện trong việc nâng hạ, di chuyển hàng.

Ca bin bên trong có được trang bị đầy đủ hệ thống điều khiển, hệ thống phân tích tải, hệ thống camera giám sát… giúp người vận hành kiểm soát được toàn bộ hành trình cẩu hàng.

CABIN CẨU TRỤC

CABIN CẨU TRỤC

5.5 Sàn thao tác và sàn leo.

Sàn thao tác là thiết bị dùng để đi lại di chuyển trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cầu trục. Sàn thao tác thường được gắn liền với dầm chính của cầu trục.

Sàn thao tác có bề rộng WB=600 và có hệ thống lan can bao quanh cao 1.2 mét.

5.6 Palăng cầu trục.

Palăng cầu trục là thiết bị dùng để nâng hạ hàng. Palăng thường có tốc độ nâng hàng giao động từ 1mét/phút đến 6 mét/phút và được gắn biến tần giúp việc nâng hàng có thể điều chỉnh vô cấp.

Palăng luôn có thiết bị chống quá tải và thiết bị phanh hảm bằng từ (phanh từ) giúp đảm bảo cẩu không bị quá tải và không bị tuột khi mất điện đột ngột.

Palăng có 4 loại chính là palăng dầm đôi, palăng dầm đơn, palăng 1 pha, palăng 3 pha.

PALĂNG CẨU TRỤC

PALĂNG CẨU TRỤC

5.7 xe con cầu trục.

Xe con cầu trục là thiết bị mang palăng di chuyển dọc dầm chính giúp vật cẩu có thể di chuyển qua lại.

Xe con thường có tốc độ từ 5 mét/phút đến 25 mét/phút. Chúng có hệ thống phanh hảm bằng từ giúp vật nâng dừng lại bất cứ lúc nào. Ngoài ra xe con củng được trang bị biến tần giúp xe con có thể điều khiển tốc độ vô cấp.

5.8 Động cơ truyền động dầm biên.

Động cơ truyền động dầm biên là thiết bị giúp dầm biên có thể di chuyển dọc dầm chạy. Động cơ truyền động dầm biên được trang bị biến tần giúp dầm biên có thể điều chỉnh tốc độ dầm biên vô cấp từ 5 mét/phút đến 25 mét/phút, ngoài ra chúng được trang bị phanh từ giúp dầm biên có thể dừng bất cứ lúc nào.

CẨU TRỤC NHÀ XƯỞNG

CẨU TRỤC NHÀ XƯỞNG

5.9 Hệ thống tủ điện cầu trục.

Tủ điện động lực của cầu trục là thiết bị dùng để điều khiển toàn bộ hoạt động của cầu trục bao gồm nâng, hạ, di chuyển ngang và dọc nhà máy. Tủ diện động lực có các thiết bị chính như CB, contactor, biến tần, thiết bị chuyển đổi tín hiệu….

Tủ điện động lực thường được gắn ở trên dầm chính của cẩu trục, trong một số trường hợp thì ngườ ta có thể gắn tủ điện động lực ở một vị trí cố định thay vì gắn ở trên dầm chính.

Cáp động lực palăng, xe con là thiết bị kết nối điện từ tủ điện tới palăng và xe con. Cáp động lực palăng và xe con có 2 dạng đó là cáp ray điện thanh quẹt hoặc cáp động lực dạng sâu đo.

Cáp điều khiển palăng, xe con là hệ thống thu thập và truyền dẩn tín hiệu từ tủ điện điều khiển tới palăng, xe con và ngược lại.

Ray điện thanh quẹt dọc dầm chạy là thiết bị truyền dẩn điện nguồn vào tủ điện động lực của cẩu trục.

Remote diều điều cầu trục là thiết bị dùng để điều khiển cầu trục khi ở dưới mặt đất, Remote có 2 dạng là romote có dây và romote không dây.

CẨU TRỤC NHÀ MÁY CỌC NHỒI

CẨU TRỤC NHÀ MÁY CỌC NHỒI

6. Ưu điểm, nhược điểm của cầu trục.

6.1 Ưu điểm của cầu trục.

  • Cầu trục vận hành ổn định.
  • Cầu trục cho phép thiết kế tải trọng lớn có thể lên đến 500 tấn.
  • Cầu trục cho phép thiết kế vận tốc di chuyển dọc dầm chạy và dọc dầm chính lớn.
  • Cầu trục cho phép thiết kế gia tốc di chuyển dọc dầm chạy và dọc dầm chính lớn.
  • Cầu trục có khả năng cẩu lật lớn hơn bất kì loại cẩu nào.

6.2 Nhược điểm của cầu trục.

  • Cầu trục có chi phí đầu tư lớn do phải đầu tư thêm hệ thống dầm chạy và hệ kết cấu đỡ dầm chạy.
  • Cầu trục khả năng di dời trong quá trình thay đổi mặt bằng thường phát sinh chi phí lớn.

CẨU TRỤC DẦM ĐÔI

CẨU TRỤC DẦM ĐÔI

7. Vận hành cầu trục những điều cần lưu ý.

Cầu trục được trang bị toàn bộ hệ thống cảnh báo, hệ thống an toàn và hệ thống Scada nên vận hành cẩu rất đơn giản nhưng cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Kiểm tra hệ thống điện và cảnh báo đang tình trạng hoạt động bình thường.
  • Kiểm tra trên đường ray, đường chạy có chứa các chướng ngại vật hay không.
  • Kiểm tra toàn bộ phanh hảm đang hoạt động bình thường.
  • Kiểm tra độ võng cho phép của cầu trục.
  • Kiểm tra độ trôi của xe con và dầm biên trước khi vận hành.
  • Cần phải kiểm định cầu trục theo đúng quy định.

THIẾT BỊ NÂNG HẠ

THIẾT BỊ NÂNG HẠ

8. Cách bảo trì, bảo dưởng cầu trục.

Bảo trì bảo dưỡng cầu trục tuân thủ các quy định sau:

  • Thường xuyên tra dầu mở ở các thiết bị truyền động đảm bảo không bị khô dầu mỡ.
  • Đổ nhớt vào hộp số palăng đúng theo quy định của nhà sản xuất.
  • Bôi dầu mỡ thường xuyên vào cáp cẩu.
  • Thường xuyên kiểm tra cáp cẩu đảm bảo cáp cẩu ko bị đứt lỏi.
  • Thay thế cáp cẩu đúng theo quy định, hạn sử dụng của nhà cung cấp.

9. Ứng dụng của cầu trục.

  • Cầu trục nhà xưởng.
  • Cầu trục nhà máy nhiệt điện, thủy điện để phục vụ lắp đặt, sửa chữa tua bin.
  • Cầu trục gầu ngoạm, nam châm từ trong nhà máy rác.
  • Cầu trục cầu cảng, cẩu nâng vận chuyển hàng container vào kho bải.
  • Cầu trục nghành luyện kim, luyện thép.
  • Cẩu trục nhà máy bê tông, cầu trục trong nghành đúc cọc nhồi, bê tông thương phẩm.
  • Cẩu trục trong nghành đóng tàu, đóng thuyền.
  • Cẩu trục dùng để phòng chống cháy nổ, nguy hiểm như hóa chất độc hại.

CẨU TRỤC 2 TẤN

CẨU TRỤC 2 TẤN

10. Mua cầu trục ở đâu.

Việc mua cầu trục đảm bảo kỹ thuật, an toàn trong vận hành, phù hợp bền bỉ đối với môi trường sử dụng là hết sức quan trọng.

DIM CRANE là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thiết kế chế tạo như ứng dụng phần mềm tính toán lực, phân tích ứng suất, tính toán độ mỏi, tuổi thọ kết cấu… một cách chính xác giúp đưa ra mô hình tinh gọn nhất để tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó việc đem các máy mọc CNC vào mô hình sản xuất củng rất được chú trọng góp phần hạ giá thành, đảm bảo tiến độ, chất lượng mẩu mã tốt.

Để được cung cấp giải pháp về thiết bị nâng hạ tốt nhất quý khách hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN DIM

Hotline/zalo/Face book: 0909.70.99.88.

Email: [email protected]

Web: dimjsc.com

Sản phẩm cùng loại

scrolltop