TẠI SAO PHẢI BƠM MỠ ĐÚNG HÀM LƯỢNG VÀ ĐÚNG THEO CHU KỲ?

Việc bảo vệ bạc đạn, ổ bi, vòng bi, gối đỡ nằm cốt lỏi ở việc bôi trơn ổ bi, bằng cách bơm mỡ vào các ổ bi. Điều này có thể thực hiện bằng việc dùng một súng bơm mỡ bơm vào các vú mỡ của gối đỡ bạc đạn.

Tuy nhiên bơm mỡ bao nhiêu cho phù hợp thì không phải ai củng biết và thường là sai lầm chẳng hạn như bơm mỡ quá nhiều, bôi trơn quá mức, bôi trơn quá thường xuyên, bôi trơn không thường xuyên, sử dụng sai độ nhớt, sử dụng sai chất làm đặc và độ đặc, hoặc trộn nhiều loại mỡ,...

Chúng ta cứ nghĩ bơm mỡ thường xuyên hay là bơm tràn đầy đến mức thừa ra ngoài vòng đệm của vòng bi là điều tốt, tuy nhiên nó lại là một sai lầm tai hại, việc bơm thừa dẩn tới việc thoát nhiệt của vòng bi kém dẩn tới tích tụ nhiệt, mỡ bôi trơn bị chết, biến cứng không đủ độ nhớt để bôi trơn và việc bôi trơn quá nhiều có thể làm hở vòng đệm tạo điều kiện cho bụi, cát vào phá huỷ bạc đạn, vòng bi.

Vậy cần bơm bao nhiêu mỡ là đủ? Và cần bơm mỡ với chu kỳ bao nhiêu là phù hợp?

CÁC HIỆN TƯỢNG VÒNG BI, BẠC ĐẠN BỊ PHÁ HUỶ

CÁC HIỆN TƯỢNG VÒNG BI, BẠC ĐẠN BỊ PHÁ HUỶ

CẦN BƠM BAO NHIÊU MỠ BÔI TRƠN CHO Ổ BI (VÒNG BI) LÀ PHÙ HỢP?

Việc bồi trơn cho vòng bi bao nhiêu là phù hợp thì nó phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh củng như thông số của chính vòng bi, Ví dụ như môi trường làm việc của ổ bi, điều kiện làm việc của ổ bi kích thước của vòng bi…

Sau nhiều năm kinh nghiệm thì hãng bạc đạn SKF đã đưa ra công thức ttính toán lượng bơm mỡ cho các loại vòng bi một cách tổng quát như sau:

Công thức tính lượng mỡ bôi trơn chgo vòng bi:

G=0.005xDxB

Trong đó:

G : Lượng mỡ cần bơm cho ổ bi (gam)

D : Đường kính ngoài của ổ bi (mm)

B : Bề rộng của ổ bi (mm)

Vậy lượng mỡ bôi trơn đã biết rồi nhé! Nhưng mà số mỡ này sau một thời gian nó sẽ bị hư và hao mòn vậy chúng ta cần bao lâu thì phải bơm mỡ trở lại? chúng ta cùng đi đến những phân tích dưới đây nhé!

Ổ BI, BẠC ĐẠN BỊ QUÁ NHIỆT

Ổ BI, BẠC ĐẠN BỊ QUÁ NHIỆT

Ổ BI (VÒNG BI) NÊN BƠM MỠ BAO LÂU MỘT LẦN ? CÁCH TÍNH TOÁN CHU KỲ TÁI BƠM MỠ ?

Việc tính toán chu kỳ bơm mỡ cho bạc đạn, vòng bi, ổ bi ngoài các điều kiện làm việc, môi trường làm việc thì chúng ta cần xét tới các điều kiện vận hành của bạc đạn, vòng bi và ổ bi như:

  • Nhiệt độ : Như quy tắc tỷ lệ Arrhenius chỉ ra, nhiệt độ càng cao, dầu sẽ bị oxy hóa nhanh hơn. Điều này có thể được áp dụng trong thực tế bằng cách rút ngắn tần suất bôi trơn lại vì dự đoán nhiệt độ cao hơn.
  • Sự nhiễm bẩn : Vòng bi, phần tử lăn dễ bị mài mòn do độ dày màng dầu nhỏ (dưới 1 micron). Khi có sự nhiễm bẩn, có thể sớm bị mòn. Các loại chất gây nhiễm bẩn và khả năng chất gây nhiễm bẩn xâm nhập vào ổ bi cần được xem xét khi xác định tần suất tái bôi trơn.
  • Độ ẩm: Cho dù vòng bi ở trong môi trường ẩm ướt trong nhà, khu vực khô có mái che, thỉnh thoảng tiếp xúc với nước mưa hoặc thậm chí tiếp xúc với nước rửa, cơ hội xâm nhập của nước cần được xem xét khi xác định tần suất bôi trơn lại.
  • Độ rung, Tốc độ rung : Đỉnh rung có thể là dấu hiệu cho biết mức độ chịu tải của vòng bi. Độ rung càng cao, bạn càng cần phải tra dầu mỡ để giúp bảo vệ ổ trục bằng mỡ mới.
  • Vị trí: Vị trí ổ bi thẳng đứng sẽ không giữ dầu mỡ trong các vùng bôi trơn hiệu quả như các vị trí nằm ngang. Do vậy, bạn nên bơm mỡ thường xuyên hơn khi vòng bi gần vị trí thẳng đứng
  • Loại vòng bi: Thiết kế của vòng bi (bi cầu, bi đũa trụ, bi đũa côn, bi tang trống, ...) sẽ có tác động đáng kể đến tần suất bôi trơn lại. Ví dụ, vòng bi cầu có thể cho phép thời gian dài hơn giữa các lần tái bơm mỡ lại so với hầu hết các thiết kế vòng bi khác.
  • Thời gian hoạt động: Máy hoạt động 24/7 so với sử dụng không thường xuyên, hoặc thậm chí tần suất bắt đầu và dừng lại, sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy của mỡ và mức độ hiệu quả của mỡ sẽ ở trong các khu vực bôi trơn quan trọng. Thời gian hoạt động dài hơn thường sẽ yêu cầu tần suất bôi trơn lại ngắn hơn.

Trong khi các yếu tố này đóng vai trò trong việc tính toán tần suất bôi trơn lại, thường thì môi trường quá ô nhiễm, khả năng chất gây ô nhiễm xâm nhập vào ổ bi quá cao và tần suất bơm mỡ dẫn đến không đủ. Trong những trường hợp này, nên thực hiện quy trình tẩy để đẩy mỡ qua các ổ trục thường xuyên hơn.

Chu kỳ tái bơm mỡ được tính theo công thức:

T = K*(14,000,000/(nx(d)½)-4*d)

Trong đó:

T : Thời gian tái bôi trơn lại lần tiếp theo (giờ)

K : Tích của các hệ số hiệu chỉnh (xem bảng)

n : Tốc độ quay của ổ bi (vòng/phút)

d : Đường kính trong của ổ bi (mm)

Hệ số hiệu chỉnh khoảng thời gian tái bơm mỡ tra theo bảng sau:

BẢNG TRA HỆ SỐ HIỆU CHỈNH KHOẢNG THỜI GIAN BƠM MỠ

BẢNG TRA HỆ SỐ HIỆU CHỈNH KHOẢNG THỜI GIAN BƠM MỠ

Trong trường hợp chúng ta cần phải tẩy làm sạch mỡ bẩn để bôi mỡ mới nhưng nếu lượng mỡ củ vẩn có khả năng sử dụng thì cần phải tính toán cụ thể để xác định lượng mỡ và tần suất tái bơm mỡ lại để giúp tránh những sai lầm khi bôi trơn ổ bi (Vòng bi).

Thí dụ tính chu kỳ tái bơm mỡ và lượng mỡ cần bơm cho ổ bi 32224

BẢNG TÍNH TOÁN MỠ BÔI CHO VÒNG BI 32224

BẢNG TÍNH TOÁN MỠ BÔI CHO VÒNG BI 32224

VÒNG BI THƯỜNG ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở ĐÂU LÀ NHIỀU NHẤT

Trong công nghiệp việc sử dụng vòng  bi là rất phổ biến, chúng là một phần không thể thiếu trong các bộ phận truyền động công nghiệp.

Một số ứng dụng phổ biến của vòng bi, ổ bi phải kể đến như:

  • Ứng dụng vòng bi cho ngành băng tải, băng chuyền, vít tải, gàu tải.
  • Ựng dụng ổ bi, gối đỡ cho quạt công nghiệp.
  • Ứng dụng bạc đạn, gối đỡ trong nghành cẩu trục.
  • Ứng dụng của vòng bi, ổ bi, gối đỡ trong nghành sản xuất máy móc thiết bị.

DIM JSC là một công ty hàng đầu về sản xuất cơ khí tại Việt Nam, Với kinh nghiệm lâu năm và kiểm nghiệm các bài tính toán chọn vòng bi hay là bảo trì vòng bi kết hợp với thực tiển thì DIM JSC là lựa chọn hàng đầu cho các bạn trong việc chọn mua băng tải, Quạt công nghiệp, cẩu trục…

Hãy liên hệ với DIM JSC để nhận được tư vấn tốt nhất về băng tải, Quạt công nghiệp, cẩu trục…

 

scrolltop