Lò hơi đốt dầu được gọi tắt là lò hơi dầu. Chúng có thể chế tạo lò hơi công suất lớn nhưng cho ra khói thải cực sạch không những thế mà lò hơi đốt dầu có khả năng tự động hóa cao vậy tại sao chúng lại có khả năng đó chúng ta hãy cùng với Dim Boiler đi tìm hiều về nguyên lý cấu tạo lò hơi đốt dầu và củng như những ưu nhươc điểm của lò hơi dầu thông qua bài viết này.

LÒ ĐỐT DẦU

LÒ ĐỐT DẦU

1. Thông số kỹ thuật lò hơi đốt dầu

Công suất thiết kế: 500 – 30.000 kg/giờ.

Áp suất thiết kế: 10 –25 Bar.

Áp suất làm việc: 8 – 25Bar.

Áp suất thử thủy lực: 1.5 lần áp suất thiết kế.

Nhiệt độ hơi bão hoà: Theo áp suất làm việc.

Nhiệt độ nước cấp: 80 oC.

Hiệu suất lò hơi: 90 % ± 2.

Nhiên liệu đốt: Dầu Do, Dầu Fo, Khí hóa lỏng LPG, CNG

Nguồn điện sử dụng: 380 V– 50Hz.

Tiêu chuẩn chế tạo: ASME, TCVN 6413-1998, TCVN 7704-2010.

Bọc bảo ôn: Bông cách nhiệt rockwool tỷ trọng 80.

Tiếng ồn: Nhỏ hơn 85 dB khi đứng cách nhà lò 1m.

Khí thải: Đạt theo QCVN 19:2009/BTNMT.

2. Nguyên lý làm việc của lò hơi đốt dầu.

Lò hơi đốt dầu có nguyên lý rất đơn giản.

Nguyên lý làm việc lò hơi đốt dầu là quá trình đầu đốt lò hơi đốt cháy nhiên liệu như dầu Do, Fo, khí LPG, CNG tạo ra một lượng nhiệt lớn làm nóng nước chứa trong lò hơi để chuyển thành hơi bảo hòa. Phần nhiệt lượng dư thừa còn lại được tận dụng lại để gia nhiệt nước cấp lò hơi thông qua bộ hâm nước trước khi được thải ra môi trường bằng ống khói.

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ LÒ HƠI ĐỐT DẦU

SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ LÒ HƠI ĐỐT DẦU

3. Phân loại lò hơi đốt dầu

3.1 Phân loại lò hơi đốt dầu theo nhiên liệu đốt.

Lò hơi đốt dầu FO.

Lò hơi đốt dầu DO.

Lò hơi đốt dầu KO.

Lò hơi đốt khí hóa lỏng LPG.

Lò hơi đốt khí hóa lỏng LNG.

Lò hơi đốt khí hóa lỏng CNG.

3.2 Phân loại lò hơi đốt dầu theo cấu tạo.

Lò hơi đốt dầu đứng.

Lò hơi đốt dầu nằm.

Lò hơi đốt dầu ống lò ống lửa.

Lò hơi đốt dầu ống nước (lò chữ D, Lò chữ O, Lò chữ A)

4. Cấu tạo lò hơi đốt dầu.

CẤU TẠO LÒ HƠI ĐỐT DẦU

CẤU TẠO LÒ HƠI ĐỐT DẦU

01: Đầu đốt lò hơi, 02: Vỏ lò hơi, 03: Kính thủy sáng, Kính thủy tối lò hơi, 04: đồng hồ đo áp suất, Van xả khí, 06: Lan can, sàn thao tác, 07: Van hơi chính, 08: Van an toàn, 09: hộp khói sau lò hơi, 10: ống khói lò hơi, 11: Hộp khói trước lò hơi, 12: Van xả đáy lò hơi, 13: Tủ điện lò hơi, 14: cửa phòng nổ lò hơi, 15: Hộp khói ướt lò hơi, 16: Bơm cấp nước lò hơi, 17: cụm ống sinh hơi, 18: cửa người chui lò hơi, 19: Ống lò , 20: Thân lò hơi, 21: cửa vệ sinh thân lò, 22: Bệ đỡ lò hơi, 23: Bảo ôn lò hơi.

Cấu tạo lò hơi đốt dầu gồm có 13 bộ phận chính sau:

4.1 Đầu đốt lò hơi đốt dầu.

Đầu đốt lò hơi đốt dầu là thiết bị dùng để đốt cháy nhiên liệu như dầu Do, Fo, Ko, khí LPG, CNG cung cấp nhiệt cho lò hơi.

Có thể phân chia đầu đốt thành các loại như sau:

  • Phân loại theo nhiên liệu đốt.

Đầu đốt chất lỏng (Dầu): Đầu đốt dầu DO, đầu đốt dầu FO, Đầu đốt dầu KO

Đầu đốt khí thiên nhiên (Gas): Đầu đốt khí hóa lỏng LPG, khí hóa lỏng LNG, khí hóa lỏng CNG.

  • Phân loại theo khả năng điều chỉnh cấp độ đốt.

Đầu đốt 1 cấp (chỉ đốt được 1 cấp độ duy nhất).

Đầu đốt 2 cấp (đốt được 2 cấp độ khác nhau)

Đầu đốt cấp (đốt được 3 cấp độ khác nhau)

Đầu đốt vô cấp (Có khả năng tùy chỉnh ở mọi cấp độ đốt)

  • Phân loại theo khả năng đốt đa nhiên liệu.

Đầu đốt đốt được 1 loại nhiên liệu (đốt được chất lỏng hoặc chất khí).

Đầu đốt đốt 2 loại nhiên liệu (đốt được cả chất lỏng và chất khí)

Vì bài viết khá dài nên DIM BOILER xin được nếu cấu tạo đầu đốt dầu, đầu đốt khí gas trong bài viết: Đầu đốt dầu Do, Fo, Ko, đầu đốt khí hóa lỏng LPG, LNG, CNG.

4.2 Bồn chứa dầu, bồn chứa khí hóa lỏng cung cấp nhiên liệu đốt cho lò hơi.

Bồn chứa dầu hay bồn chứa khí hóa lòng cung cấp nhiên liệu đốt cho lò hơi là thiết bị lưu trử dầu, khí hóa lỏng nhằm cung cấp nhiên liệu đốt cho lò hơi.

Hệ thống bồn chứa khí hóa lỏng cần có 1 cái bồn hình cầu rất lớn để dự trử nhiên liệu và nó cần có hệ thống nạp và xuất nhiên liệu ra khỏi bồn. Trước khi đi vào đầu đốt thì phải có hệ thống giảm áp, điều tiết khí hóa lỏng. Hệ thống bồn chứa nhiên liệu khí hóa lỏng thường thường phải chịu một áp lực rất cao nên chúng thường được chế tạo hình cầu rất chắc chắn theo tiêu chuẩn API650, TCVN 8615-2:2010, ASME, TCVN 6413-1998, TCVN 7704-2010.

Hệ thống chứa nhiên liệu dầu thì đơn giản và rẻ tiền hơn, chúng gồm 1 cái bồn hình trụ lớn và 1 cái bồn trùng gian trước khi đi vào đầu đốt. Đối với một số nhiên liệu nặng có đột nhớt cao như Fo, Do thì trong một số môi trường có nhiệt độ thấp cần có thêm thiết bị hâm dầu bằng điện trở hoặc bằng hơi.

Phần đa các bồn chứa nhiên liệu được cung cấp cho lò hơi đốt dầu điều được làm bằng thép các bon cường độ cao như SS400, Q345, Q370…

4.3 Buồng đốt lò hơi đốt dầu.

Buồng đốt lò hơi đốt dầu là vùng không gian cho phép ngọn lửa đầu đốt cháy trực tiếp trong đó, chính vì vậy buồng đốt lò hơi đốt dầu không những có cấu tạo tắc chắn mà còn phải chịu được nhiệt độ cao và thường được chế tạo bằng thép A515, A516…

Buồng đốt lò hơi lò dầu có các loại sau:

  • Buồng đốt lò dầu ống lò ống lửa.
  • Buồng đốt lò dầu ống nước (buồng đốt chữ D, buồng đốt chữ O, Buồng đốt chữ A).
  • Buồng đốt lò dầu nằm.
  • Buồng đốt lò dầu đứng.

LÒ HƠI ĐỐT DẦU FO

LÒ HƠI ĐỐT DẦU FO

4.4 Thân lò hơi đốt dầu

Thân lò hơi đốt dầu là bộ phận quan trọng nhất của lò hơi. Chúng là thiết bị trao đổi nhiệt chính để chuyển đổi nước thành hơi bảo hòa.

Lò hơi đốt dầu có hiệu suất lớn hay nhỏ hoàn toàn phụ thuộc vào kết cấu cấu thân lò. Dim Boiler là một doanh nghiệp sớm áp dụng các phần mềm tính toán trao đổi nhiệt nên việc quản lý đường nhiệt của lò hơi củng như phân tích mức độ hiệu quả của quá trình trao đổi nhiệt rất cặn kẽ, chính xác. Chính vì vậy sản phẩm lò hơi của Dim Boiler có hiệu suất tốt nhất thị trường.

4.5 Hộp khói ướt lò hơi đốt dầu.

Hộp khói ướt lò hơi đốt dầu hay còn gọi là hộp khói sau là thiết bị bao gồm các vách ướt, bên trong ống của vách ướt có nước lưu thông để làm nguội. Hộp khói ướt nhằm đảm bảo đuôi lò không bị cháy do quá nhiệt.

Hiện tượng cháy do quá nhiệt là do toàn bộ lượng nhiệt sinh ra bởi đầu đốt chưa được hấp thụ nhiều vào nước chứa trong lò hơi thì đều được dẩn qua hộp khói sau làm cho hộp khói sau bị quá nhiệt. chính vì thế các vách ướt được tạo ra nhằm hạn chế hiện tượng quá nhiệt này.

4.6 Hộp khói khô lò hơi đốt dầu.

Hộp khói khô lò hơi đốt dầu hay còn gọi tên khác là hộp khói trước là thiết bị nhằm chuyển hướng dòng khói nóng sang pass thứ 2 giúp lò hơi tăng diện tích tiếp nhiệt, tăng hiệu suất trao đổi nhiệt.

LÒ HƠI ĐỐT DẦU 5 TẤN/H

LÒ HƠI ĐỐT DẦU 5 TẤN/H

4.7 Cửa phòng nổ và cửa vệ sinh lò hơi đốt dầu.

Trong quá trình dừng lò thường có hiện tượng rò rỉ dầu, khí LPG, CNG lượng nhiên liệu này không thoát ra ngoài được và tích tụ trong buồng đốt, chính vì thế khi khởi động đốt lò lượng nhiên liệu này bốc cháy đột ngột, lượng không khí và nhiên liệu tăng thể tích một cách đáng kể làm cho buồng đốt quá áp và nổ.

Cửa phòng nổ là thiết bị sinh ra để giải quyết hiện tượng nổ nhiên liệu bên trong buồng đốt này. Ngày nay thì cửa phòng nổ được tích hợp luôn cửa vệ sinh giúp chúng ta hoàn toàn có thể vệ sinh buồng đốt, vệ sinh vách ướt một cách dể dàng thông qua cửa phòng nổ và cửa vệ sinh này.

4.8 Bộ hâm nước lò hơi đốt dầu.

Bộ hâm nước lò hơi đốt dầu là thiết bị không thể thiếu của lò hơi đốt dầu, chúng giúp lò hơi đốt dầu tiết kiệm được 7-10% nhiên liệu đốt.

Bộ hâm nước là thiết bị chế tạo bằng ống thép chịu nhiệt A106GrB có gắn cánh tản nhiệt để tăng diện tích tiếp nhiệt, chúng cho nước cấp lò hơi đi bên trong ống, trong khi đó khói nóng lò hơi đi bên ngoài ống làm nóng nước trước khi được cấp vào lò hơi.

LÒ HƠI ĐỐT DẦU DO

LÒ HƠI ĐỐT DẦU DO

4.9 Đường khói lò hơi đốt dầu.

Đường khói lò hơi đốt dầu là thiết bị dẩn khói thải đi từ bộ hâm nước đi vào ống khói.

Đường khói lò hơi đốt dầu thường được làm bằng thép CT3, SS400.

4.10 Ống khói lò hơi đốt dầu.

Ống khói lò hơi đốt dầu dùng để dẩn khói nóng lên cao và thải ra môi trường.

Ống khói lò hơi đốt dầu thường đươc làm cao do lò hơi đốt dầu thường không dùng quạt hút để hút khói thải trong lò mà sử sự chênh áp trong ống thẳng đứng do hiện tượng mao dẩn gây nên.

ống khói lò hơi đốt dầu thường có nón che mưa ở trên do lò hơi đốt dầu cho ra khói thải đạt tiêu chuẩn môi trường nên không có bể dập bụi ướt chính vì thế phải làm nón che tránh hiện tượng nước mưa chảy vào nhà lò hơi.

LÒ HƠI ĐỐT GA 2 TẤN/H

LÒ HƠI ĐỐT GA 2 TẤN/H

4.11 Cụm bơm cấp nước, bể chứa nước lò hơi.

Cụm bơm cấp nước lò hơi đốt dầu là thiết bị bao gồm bơm cấp nước, van chặn, van 1 chiều, lược nước, đường ống đúc nhằm cung cấp nước cho lò hơi.

4.12 Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi.

Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi công nghiệp thường sử dụng phương pháp ion. Ngoài phương pháp lọc ion thì chúng ta còn có phương pháp lọc bằng điện ion.

4.13 Tủ điện điều khiên lò hơi đốt dầu.

Tủ điện lò hơi đốt dầu ngày nay được trang bị hoàn toàn tự động, các công nghệ điều khiển Scada, PLC… đều được tích hợp vào tủ điện nhằm giám sát hoàn toàn quá trình hoạt động của lò hơi.

5. Ưu điểm, nhược điểm lò hơi đốt dầu.

5.1 Ưu điểm của lò hơi đốt dầu:

  • Lò hơi đốt dầu hiệu suất cao nhất trong các loại lò hơi, đạt 90 % ± 2.
  • Lò hơi đốt dầu có kích thước nhỏ gọn và chi phí đầu tư thấp.
  • Lò hơi đốt dầu hoàn toàn tự động nên dể sử dụng, dể vận hành.
  • Lò hơi đốt dầu thân thiện với môi trường, cho ra khói thải không khói bụi.
  • Lò hơi đốt dầu ít hư hỏng nên chi phí bảo trì bảo dưỡng thấp.
  • Lò hơi đốt dầu có tuổi thọ rất cao.
  • hơi đốt dầu tiêu hao điện năng thấp.
  • Lò hơi đốt dầu tốc độ sinh hơi nhanh
  • Lò hơi đốt dầu chạy hoàn toàn tự động nên tiết kiệm được nhân công vận hành.

5.2 Nhược điểm của lò hơi đốt dầu.

  • Lò hơi đốt dầu chi phí nhiên liệu đốt lò cao.
  • Lò hơi đốt dầu không đốt được đa nhiên liệu.

LÒ HƠI ĐỐT DẦU

LÒ HƠI ĐỐT DẦU

6. Vận hành lò hơi đốt dầu tiết kiệm nhiên liệu.

Lò hơi đốt dầu có khả năng đốt tự động hoàn toàn nên việc đốt lò là khá dễ. Vận hành lò hơi đốt dầu gồm 4 bước chính sau:

Bước 1: Kiểm tra độ sẳn sàng của lò hơi đốt dầu:

  • Mở van cấp nước, van xả le, van của áp kế, van lưu thông ống thủy đồng thời đóng các van van xả đáy, van an toàn, van cấp hơi chính.
  • Cấp điện nguồn cho tủ điện đồng thời chuyển điều khiển lò sang chế độ bằng tay và cấp nước vào lò cho đến vạch quy định (mức thấp nhất ghi trên ống thủy).
  • Kiểm tra độ kín của lò hơi đốt dầu tại các van, mặt bích, chổ đấu nối.
  • Kiểm tra nhiên liệu và đầu đốt lò hơi đang ở trong tình trạng sẳn sàng.
  • Kiểm tra mức nước cấp lò hơi đang ở vị trí đủ để cấp cho lò hơi.

Bước 2: Khởi động để chuẩn bị chạy lò.

Sau khi kiểm tra, chuẩn bị xong thì lò hơi đang ở chế độ sẳn sàng, lúc này chúng ta bắt đầu khởi động lò hơi đốt dầu.

  • Khởi động đầu đốt bằng cách ấn nút điều khiển đầu đốt trên tủ điều khiển ở chế độ tự động, khi áp suất đạt đến mức quy định thì đầu đốt sẽ tự ngừng hoạt động.
  • Khi trong ống thủy bắt đầu xuất hiện hơi nước hay van xả khí bắt đầu xả ra hơi màu trắng thì đóng van xả le đồng thời tăng quá trình đốt.
  • Khi áp suất lò đạt từ 1-2 KG/cm2 tiến hành kiểm tra trạng thái các van, thông rửa ống thuỷ, áp kế, quan sát sự hoạt động của chúng.
  • Khi áp suất trong lò đạt mức áp suất làm việc thì cấp nước vào lò đến vạch trung bình ghi trên ống thuỷ.
  • Tiếp theo nâng áp suất lên đến mức van an toàn hoạt động theo chỉ định của nhà cung cấp để kiểm tra tính hoạt động của van an toàn

Bước 3: Hòa hơi vào đường ống và cấp nước cho lò hơi:

  •  Hòa hơi vào đường ống nhà máy.

+ Khi áp suất lò đạt đến áp suất làm việc thì tiến hành cấp hơi như sau:

+ Tiến hành mở từ từ van hơi một lượng nhỏ trong vòng 10 phút để làm nóng và đuổi hết nước, khí trong đường ống đồng thời kiểm tra độ giản nở, các gối đở đường ống, van, mặt bích… đang hoạt động bình thường.

+ Sau khi đã kiểm tra xong tiến hành mở hết cở và xoay lại nữa vòng van hơi chính để hòa hơi vào đường ống của nhà máy.

Lư ý: khi cấp hơi vào đường ống thì mực nước đang ổn định ở mức trung bình và đầu đốt vẩn đang chạy ở mức độ ổn định

  • Cấp nước cho lò hơi đốt dầu:

+ Việc cấp nước vào lò hơi hoàn toàn tự động theo mực nước và tín hiệu bên Dim boiler đã cài đặt sẳn ở tủ điện. Tuy nhiên trong một số trường hợp người vận hành hoàn toàn có thể tự cấp nước vào lò hơi đốt dầu bằng tay như sau:

+ Kiểm tra mực nước trong lò nếu lò hơi thiếu nước tiến hành chuyển chế độ cấp nước bằng tay đồng thời ấn nút điều khiển bơm bằng tay cho đến khi nước trong lò dưng đến mức trung bình ghi trên ống kính thủy sáng thì dừng lại.

+ Tiếp theo chuyển trạng thái bơm cấp nước sang chế độ hoạt động tự động.

Lưu ý khi cấp nước vào lò hơi phải đảm bảo các vấn đề sau:

+ Trong thời gian vận hành lò phải giữ mực nước trung bình trong lò, không nên cho lò hoạt động lâu ở mức thấp nhất hoặc cao nhất của ống thuỷ.

+ Nước cấp lò hơi đảm bảo độ cứng toàn phần < 0,5 mgđl/lít

+ Nước cấp lò hơi đảm bảo độ PH = 7,10.

+ Nước cấp lò hơi đảm bảo hàm lượng oxy < 0,1 mgđl/lít

Bước 4: Giám sát và hiệu chỉnh lò hơi đốt dầu.

Như chúng ta đã biết việc giám sát hiệu chỉnh đốt lò hơi để lò hơi đốt hiệu quả và an toàn là rất quan trọng. Nên trong vận hành cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thường xuyên kiểm tra mẩu khói để phát hiện nhiên liệu và gió cấp lò hơi đã có tỉ lệ phù hợp chưa, điều này nhằm đảm bảo rằng nhiên liệu đã cháy kiệt hoàn toàn hay không.
  • Theo dõi mực nước lò hơi luôn luôn ổn định và ở mức trung bình.
  • Thường xuyên theo dõi van an toàn, rơle áp suất, đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ, kính thủy sáng hoạt động bình thường.
  • Mổi ca trực 8 tiếng thì cần phải xả đáy ít nhất 2 lần.

LÒ HƠI ĐỐT GA 3 TẤN/H

LÒ HƠI ĐỐT GA 3 TẤN/H

7. Cách bảo trì, bảo dưởng lò hơi đốt dầu.

Bảo trì bảo dưỡng lò hơi đốt dầu tuân thủ các quy định sau:

  • Tẩy cáu cặn theo định kỳ giúp lò hơi tiết kiệm được nhiên liệu và chống hiện tượng làm cháy ống phá hủy lò hơi.
  • Thường xuyên vệ sinh ống lò, ống lửa giúp lò hơi có khả năng trao nhiệt tốt góp phần vào việc tiết kiệm nhiên liệu.
  • Bơm hóa chất, làm giàu các hạt cation giúp quá trình xử lý nước tốt hơn, tránh hiện tượng đóng cáu cặn ở các ống sinh hơi.
  • Vệ sinh bộ hâm nước giúp thiết bị được hoạt động ở hiệu suất cao nhất.
  • Vệ sinh van an toàn, đồng hồ áp suất, đồng hồ nhiệt độ, cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt độ, cọc dò mực nước, kính thủy tối, kính thủy sáng giúp lò hơi luôn luôn được bảo vệ một cách an toàn tuyệt đối.

8. Ứng dụng của lò hơi đốt dầu.

  • Ứng dụng của lò hơi đốt dầu là rất lớn.
  • Lò hơi đốt gas, dầu cho nghành thực phầm bánh kẹo, mì tôm, miến khô, hủ tiếu…
  • Lò hơi đốt gas, dầu cho nghành nước uống như Bia, rượu, nước uống, nước giải khát …
  • Lò hơi đốt gas, dầu trong ngành dược để sản xuất thuốc tây…
  • Lò hơi đốt gas, dầu trong nghành bột cá, thức ăn chăn nuôi gia súc…
  • Lò hơi đốt gas, dầu trong nghành dệt nhuộm …
  • Lò hơi đốt gas, dầu cho bể bơi nước nóng bốn mùa, mạng nước nóng cho khu vui chơi và nhà hàng khách sạn, trường học, khu phục hồi chức năng…

LÒ HƠI ĐỐT KHÍ HÓA LỎNG PLG-CNG

LÒ HƠI ĐỐT KHÍ HÓA LỎNG PLG-CNG

9. Mua lò hơi đốt dầu ở đâu.

Việc mua lò hơi đốt dầu làm sao cho tiết kiệm nhiên liệu, mẩu mã đẹp, vận hành an toàn, ổn định là hết sức quan trọng.

DIM BOILER là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào thiết kế chế tạo như ứng dụng phần mềm tính toán trong quá trình thiết kế đảm bảo rằng nhiệt được hấp thụ một cách hiệu quả nhất đồng thời đứa ra mô hình tinh gọn nhất để tiết kiệm chi phí.

Bên cạnh đó việc đem các máy mọc CNC vào mô hình sản xuất củng rất được chú trọng góp phần hạ giá thành, đảm bảo tiến độ, chất lượng mẩu mã tốt.

Để được cung cấp giải pháp về lò hơi đốt dầu tốt nhất quý khách hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN DIM

Hotline/zalo/Face book: 0909.70.99.88.

Email: [email protected]

Web: dimjsc.com

scrolltop